Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

logo
EN

Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản
Ngày đăng: 15/07/2020 13194 Lượt xem

    Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị chi phối bởi thành phần thức ăn và sự cân bằng của các vi chất dinh dưỡng bổ sung, nguồn cung các loại axit amin (AA), axit béo, vitamin, chất khoáng - những yếu tố tác động lên hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe vật nuôi và chất lượng của sản phẩm cuối cùng khi tới tay khách hàng.

    THỰC VẬT VÀ PROTEIN PHỤ PHẨM CHĂN NUÔI

    NRC (2011) đã đề xuất cắt giảm bột cá và tăng sử dụng các thành phần thức ăn có nguồn gốc thực vật trong thức ăn nuôi tôm và cá. Qua dự án ARRAINA, Viện Hàn lâm châu Âu và ngành thủy sản đã hợp tác đánh giá các đề xuất dinh dưỡng về thức ăn của cá, cụ thể là giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn bột cá. Các thử nghiệm trên cá hồi Atlantic đã chỉ ra sự khác biệt rõ rệt giữa mức kẽm bổ sung trong khẩu phần thức ăn chứa đạm thực vật và mức kẽm cần thiết trong các khẩu phần ăn tinh chế hoặc bán tinh. Hàm lượng kẽm được NRC (2011) đề xuất trên 37 - 65 mg/kg thức ăn. So sánh thành phần khoáng vi lượng của các nguồn protein khác nhau với protein của bột cá thì thấy một số hạn chế đáng kể về kẽm, selen, và sắt.

    Các chức năng trao đổi chất cơ bản của bột cá, ngoài điều hòa áp suất thẩm thấu, đều giống nhau giữa các vật nuôi. Đó là những yếu tố chủ chốt trong việc kích hoạt chức năng của hormones và hàng trăm enzyme, là nền tảng cho sự phát triển và chức năng của xương, thần kinh, cơ quan sinh sản cũng như điều chỉnh và kích hoạt hệ thống miễn dịch.

    Khoáng vi lượng cũng quan trọng trong sản xuất và bảo vệ biểu mô, do đó ảnh hưởng đến da, mắt, mang, vây, vảy và đường ruột của vật nuôi. Kẽm là khoáng vi lượng được biết đến nhiều nhất nhờ các tác động thúc đẩy tăng trưởng, điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, tăng đề kháng, giảm khả năng mắc bệnh cườm mắt và giảm kích ứng ôxy hóa.

    Ngoài ra, kẽm đóng vai trò thiết yếu trong quá trình làm lành vết thương và thúc đẩy hàn gắn biểu mô ở người (Lin et al., 2018) và cá (Ogino and Yang, 1979; Hughes, 1985, Jensen et al., 2015; Gerd et al., 2018). Sự thiếu hụt selen cũng làm tăng tỷ lệ chết, thiếu máu, loạn dưỡng cơ, suy giảm hoạt tính glutathone peroxidase và giảm tăng trưởng, sức khỏe toàn diện của nhiều vật nuôi thủy sản (NRC, 2011).

    NGUỒN KHOÁNG VI LƯỢNG VÀ TÍNH KHẢ DỤNG

    Những nghiên cứu gần đây của TS Sauer et al (2017) đã làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao sinh khả dụng và hiệu quả của khoáng vi lượng phụ thuộc vào từng loại khoáng; hiệu lực của chúng phụ thuộc vào cách hấp thụ khác nhau, được sử dụng bởi các tế bào enterocyte. Trong một mô hình nghiên cứu, Sauer đã sử dụng các tế bào enterocyte ở người, biệt hóa bởi những đột biến trong ZIP4 - một chất vận chuyển sắt kẽm quan trọng để hấp thu vào đường ruột. Điều đáng nói là, không phát hiện sự suy giảm hấp thu kẽm khi nó có dạng phức hợp kẽm axit amin (ZnAA). Những phát hiện này chỉ ra ZnAA được hấp thu xen kẽ. Do đó, tổ hợp kim loại AA có lợi thế hấp thu hơn hẳn các dạng khoáng vô cơ, vì chúng được trung hòa tối thiểu bởi các thành phần dinh dưỡng như aixt phytic và sử dụng chất vận chuyển AA thay các vận chuyển ion kim loại thông thường. Lợi ích này làm cho ZnAA được hấp thu hiệu quả hơn và sinh khả dụng hiệu quả hơn với vật nuôi. Paripatananont và Lovell (1995) chỉ ra phức hợp kẽm-methionie (ZINPRO, a ZnAA) đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng của cá nheo Mỹ được cho ăn bằng thức ăn tinh chế chứa axit phytic.

    Hiểu biết tốt hơn về chức năng của khoáng vi lượng và sinh khả dụng của khoáng vi lượng bổ sung, người nuôi sẽ chuẩn bị tốt hơn cho khâu điều chỉnh các mức khoáng vi lượng thích hợp trong NTTS.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam - Theo Claudia Figueiredo Silva - Chuyên gia dinh dưỡng NTTS, Viện Nghiên cứu Zinpro Animal Nutrition, Inc, USA

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline