Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

logo
EN

Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả
Ngày đăng: 02/07/2020 8758 Lượt xem

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.

    Sau đây là Nguyên nhân việc điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả.

    1. Đặc điểm nuôi của động vật thủy sản

    Nuôi tôm khác với nuôi các loài động vật trên cạn vì phương pháp chữa bệnh cho tôm chủ yếu trộn vào thức ăn chứ không phải tiêm trực tiếp như động vật trên cạn.

    Do đó việc điều trị bệnh cho tôm không thể kiểm soát chính xác liều lượng thuốc được đưa vào từng cá thể tôm. Vì phần lớn thuốc bị hấp thu vào nước và liều đưa vào mỗi cá thể không xác định được do con ăn nhiều, con ăn ít, con không ăn.

    2. Sử dụng không đúng phương pháp điều trị

    Việc sử dụng không đúng thuốc trị bệnh do:  chẩn đoán sai nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm, bệnh do môi trường… mỗi nguyên nhân có hướng điều trị khác nhau).

    image

    Các bước cần làm ngay khi phát hiện tôm có triệu chứng bệnh

    - Đo tất cả các thông số môi trường nước ( DO, pH, Nhiệt độ, NH3, NO2, H2S, Fe…)

    Một vài trường hợp kiểm tra chất lượng nước không chính xác do chỉ đo nước ở tầng mặt và chỉ đo ở 1 vị trí trong ao, để hạn chế sai số trong quá trình kiểm tra chất lượng nước cần đo nhiều vị trí khác nhau và đo nước ở tầng giữa cách mặt ao 50cm.

    - Xem xét lại triệu chứng của tôm bệnh, tìm kiếm thêm những con bị bệnh trong ao để xem xét triệu chứng và đưa ra kết luận chắc chắn.

    Xem xét gan, ruột, phân tôm và thân tôm để xác định mầm bệnh và tỉ lệ tôm bệnh. Để chính xác nên quan sát nhiều con tôm để so sánh và đối chiếu, với tôm thẻ những con tôm yếu thường tập trung ở giữa ao do đó cần dùng chài kiểm tra tôm ở giữa ao.

    - Test khuẩn trong ao với môi trường thạch chọn lọc để xác định mật độ vi khuẩn và tác nhân gây bệnh.

    Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh mới có biện pháp điều trị, không được vội vàng kết luận và điều trị khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cho tôm.

    3. Ảnh hưởng của môi trường

    Tôm là loài biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Mặt khác ao tôm thường ở ngoài trời nên khi thời tiết thay đổi tôm cũng sẻ bị ảnh hưởng, tôm trở nên yếu, giảm ăn, gây khó khăn cho điều trị bệnh.

    image

    Mầm bệnh trên tôm dễ lây lan: cũng bởi tôm sống trong môi trường nước do đó mầm bệnh trên tôm lây lan nhanh và khó cách ly. Điều này cũng gây khó khăn cho việc điều trị.

    Quản lý thức ăn không cho ăn dư, nhất là trong khi tôm bệnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Do đó khi tôm bệnh để trộn thuốc hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí cần giảm lượng thức ăn xuống 30-50%.

    Che lưới chống nắng cho tôm: Sử dụng lưới che sẽ giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp từ 30-31 độ C.

    4. Tôm đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng khó điều trị

    Vì khi tôm phát bệnh không dễ phát hiện, bởi tôm chớm bệnh, cơ thể yếu thường trốn vào giữa ao (nơi quy tụ chất thải). Mặt khác tôm có tập tính ăn xác tôm chếtviệc này gây khó khăn cho việc chuẩn đoán. Và lúc người nuôi phát hiện tôm bơi lờ đờ trên mặt nước hay tấp vào bờ,  hoặc có xác tôm chết trong nhá (vó) thì đàn tôm đã bị bệnh nặng nếu điều trị khó thành công hơn.

    Nếu có thể cần đặt 1 nhá cho ăn ở giữa ao nuôi (khu vực tập trùng chất thải) khi  quạy chạy tạo dòng chảy tôm yếu sẽ tấp vào giữa ao. Phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe những con tôm yếu tập trung ở vùng giữa ao nuôi.

    5. Chất lượng thuốc kém

    Chất lượng thuốc kém nguyên nhân do việc: bảo quản, vận chuyển, đóng gói thuốc không đúng cách. Ngoài ra chất lượng thuốc kém còn do nguyên liệu sản xuất nên thuốc kém chất lượng hoặc do cố ý sản xuất thuốc kém chất lượng (đây chỉ là một số ít). Chất lượng thuốc kém còn do thuốc hết hạn sử dụng.

    Khi sử dụng thuốc kém chất lượng ngoài việc tôm không trị khỏi bệnh mà còn làm mầm bệnh nặng hơn và có khi làm tôm chết nhanh hơn.

    Do đó người nuôi cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, sau khi sử dụng cần đậy kín nắp và không để tiếp xúc với ánh sáng. Xem kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng, không sử dụng thuốc có thành phần mập mờ. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc.

    6. Thuốc không vào được tôm bệnh

    Tôm bệnh thường bỏ ăn. Thuốc được trộn vào thức ăn sẽ không vào được cơ thể tôm bệnh. Vì thế, phải thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm phòng bệnh cho tôm và  phát hiện sớm tôm bị bệnh để kịp thời xử lý khi tôm vừa chớm bệnh.

    image

    7. Sử dụng thuốc không đúng cách

    Những cách sử dụng thuốc sai thường gặp:

    - Trộn nhiều loại thuốc trong 1 cữ ăn:

    Người nuôi thường trộn 1 hay nhiều loại thuốc vào 1 cữ ăn của tôm ví dụ vừa trộn vitamin C vừa trộn Khoáng hoặc vừa trộn acid đường ruột với men vi sinh đường ruột.

    Trừ khi việc sử dụng thuốc điều trị bắt buộc phải trộn chung nhằm tăng hiệu quả của sử dụng thuốc. Còn lại nếu chưa có khuyến cáo của nhà sản xuất không nên trộn chung các loại thuốc trong 1 cữ ăn. Bởi vì việc trộn chung các loại thuốc vào 1 cữ ăn vừa làm lãng phí thuốc do tôm không hấp thụ hết vừa làm giảm tác dụng của thuốc (bởi một số thành phần của thuốc này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc kia).

    Để sử dụng thuốc hiệu quả người nuôi chỉ nên trộn 1 loại thuốc cho 1 cữ ăn nếu 1 ngày cần sử dụng nhiều loại thuốc cần trộn cắt cữ vào thức ăn tôm.

    - Kết hợp nhiều loại kháng sinh không đúng cách:

    Sự phối hợp kháng sinh làm tăng hiệu quản trị bệnh của kháng sinh nhưng cần phối hợp đúng chủng loại và tỉ lệ.  Cần tránh phối hợp các loại kháng sinh có tính đối kháng nhau.

    image

    Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh, bởi sử dụng kháng sinh liều thấp liên tục dễ gây kháng thuốc. Chỉ khi nào xác định được nguyên nhân là do vi khuẩn mới dùng kháng sinh để trị bệnh và cần sử dụng đúng liệu trình 5-7 ngày và ngưng 1 tháng trước khi thu hoạch để tránh tồn dư kháng sinh.

    Nimda, TepBac

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…
    12/10/2020
    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ, những sản vật và đặc sản mùa nước nổi cũng trở nên khan hiếm, đến mức có tiền chưa chắc mua được.
    08/10/2020
    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP.
    07/10/2020
    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
    07/10/2020
    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các loài thủy đặc sản gia tăng, giá thương phẩm các loại thủy đặc sản (lươn, baba, ếch, cá chạch lấu) tăng ổn định, người nuôi có lãi khá nên người nuôi tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích nuôi.
    05/10/2020
    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm.
    05/10/2020
    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Bài viết tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản hay cụ thể hơn là các nghiên cứu về công dụng của chủng Enterococcus spp trong nuôi cá.
    05/10/2020
    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi". Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư
    01/10/2020
    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Do không có trí nhớ miễn dịch nên ý tưởng Vaccine trên tôm vẫn được xem là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu làm được thì vaccine trên tôm sẽ từ ý nghĩ vô lý thành điều đáng hy vọng nhất với ngành tôm.
    28/09/2020
    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Vũ Hồng Hải, ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
    28/09/2020
    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
    28/09/2020
    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Ao tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan khi quạt là do nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, hạt đất và các hạt rắn lơ lửng khác.
    25/09/2020
    Zalo
    Hotline