Những “ông đỡ sản ngư”

logo
EN

Những “ông đỡ sản ngư”
Ngày đăng: 09/07/2020 7490 Lượt xem

    trứng cá chép

    Kiểm tra trứng cá chép đang ấp.

    Vốn là những kỹ sư thủy sản, nhưng mỗi lần cá sinh sản, họ trở thành lão ngư thứ thiệt, sẵn sàng ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi thức trắng đêm canh cá đẻ. Vì thế, họ còn được nhiều người gọi là “ông đỡ” cho “sản ngư”.

    Sau nhiều lần hẹn “trượt”, lần này tôi may mắn được kỹ sư thủy sản Đỗ Thành Luân, Trại trưởng Trại giống thủy sản cấp I tỉnh Lào Cai mời xuống để tận mắt chứng kiến việc cho cá chép sinh sản. Dù là Trại trưởng, nhưng kỹ sư Đỗ Thành Luân cũng tất bật như những anh em trong đơn vị. Anh vừa chỉ đạo, vừa trực tiếp kéo lưới, không phải vì thiếu người, mà vì công việc này đã trở thành quen thuộc và đam mê của anh mỗi lần cho cá sinh sản. Vừa kéo lưới, kỹ sư Luân vừa chia sẻ: Đây là vụ cá sinh sản đầu tiên sau dịch Covid-19 anh ạ, nên anh em phấn khởi lắm!

    Nói đến đây, kỹ sư Luân buộc phải dở câu chuyện, bởi lưới đã kéo sát bờ, anh phải hướng dẫn chọn cá bố, mẹ. Từng con cá chép cái được đưa lên mặt nước, qua cái nhìn của kỹ sư thủy sản nhiều kinh nghiệm, anh biết có thể chọn để phục vụ cho đợt sinh sản này, với cá chép đực cũng như vậy. Sau khi chọn đủ cá bố, mẹ, lúc này anh mới có nhiều thời gian để tiếp tục câu chuyện với tôi.

    Kỹ sư Đỗ Thành Luân tâm sự: Thông thường, mỗi năm có 2 vụ sản xuất cá giống chính, đó là vụ xuân (ngay sau Tết Nguyên đán) và vụ thu, bởi đó là thời điểm nhu cầu giống nuôi thủy sản của người dân tăng. Tuy nhiên hiện nay, thị trường cung cấp cá giống của trại được mở rộng, thậm chí vào Đồng Tháp, Cần Thơ, nên trung bình mỗi tháng, trại cho cá đẻ 2 lần. Trung tâm hiện sản xuất chủ yếu giống cá chép, với 500 cặp cá bố mẹ đang trong độ tuổi sinh sản. Hầu hết cá bố mẹ được nhập từ Viện Thủy sản I Trung ương, thậm chí có cả giống nhập ngoại, tiếp tục cho lai tạo từ các dòng để chọn được những con giống có phẩm cấp tốt nhất. “Để có được đàn cá bố mẹ chất lượng như hiện nay, cán bộ, kỹ sư của trại phải dành nhiều công sức nghiên cứu, lai tạo, lựa chọn”, kỹ sư Đỗ Thành Luân chia sẻ.


    Đưa giá thể vào bể cá sinh sản.

    Như để minh chứng cho chia sẻ của mình, kỹ sư Luân đưa tôi ra khu vực chọn cá bố, mẹ cho lần sinh sản này. Những con cá chép cái vàng bóng, bụng căng tròn, trọng lượng trung bình 5 - 6 kg/con, cá chép đực đen nhánh, trọng lượng trung bình 4 -5 kg/con, quẫy nước bắn tung tóe, đó là thành quả, nỗ lực của cán bộ, kỹ sư của trại. Để chuẩn bị cho một lần cá sinh sản, công việc của cán bộ, kỹ sư của Trại giống thủy sản cấp I tỉnh vô cùng vất vả. Trước vụ sinh sản, họ phải nuôi vỗ tích cực và nuôi vỗ thành thục cho cá bố mẹ, đây là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức, quyết định đến sự thành công của lần sinh sản này. Trong công đoạn nuôi vỗ tích cực, hằng ngày họ phải cho cá ăn 2 lần, với đầy đủ protein, đạm và ghi chép cụ thể, chi tiết các thông số. Thường xuyên “nghe ngóng” thời tiết, nếu mưa to hoặc nắng nóng phải giảm lượng thức ăn cũng như số lần cho cá ăn, nếu chểnh mảng chắc chắn sẽ thất bại. Sau thời gian nuôi tích cực, sẽ chuyển sang nuôi vỗ thành thục, giảm protein trong thức ăn, tăng chất xơ để thúc đẩy chuyển hóa sang trứng. Do vậy, trại phải phân công 1 nhân công ngày đêm ủ thóc, làm giá đậu tương làm thức ăn cho cá. “Lo cái ăn cho cá, ra vào nhìn nắng, nghe mưa, thành ra chúng tôi yêu thương chúng, chỉ mong đến ngày sinh sản để nhìn đàn cá bố mẹ lớn, khỏe ra sao”, anh Mã Văn Pao - lao động hợp đồng của trại tâm sự.

    Trước đợt cá sinh sản 1 tháng, trại phải kéo cá để kiểm tra độ thành thục, độ căng của bụng, độ chín của trứng. Trước khi sinh sản 1 ngày, lại tiếp tục kéo lưới, kiểm tra một lần nữa độ thành thục của cá, mới đi đến quyết định cuối cùng cho cá đẻ hay không. Kiểm tra cá không phải việc đơn giản, mà phải biết cách nâng đỡ, bởi giai đoạn này, cá rất dữ. Riêng công đoạn này, anh Bùi Văn Ngọc, cán bộ kỹ thuật được trại “ưu ái” giao cho đặc trách. Anh Ngọc tâm sự: Ngâm mình hàng giờ trong nước, thậm chí còn bị cá lao vào mặt, thâm tím cả mắt thực sự không sung sướng gì. Nhưng là người đầu tiên nâng đỡ những con cá bố mẹ béo khỏe trước khi cho chúng sinh sản, mình rất vui, vì được tận tay nâng đỡ thành quả của cả tập thể.

    Sau khi chọn đủ, cá bố mẹ được đưa vào 2 bể, để riêng cá đực và cá cái. Sau đó, cán bộ kỹ thuật sẽ tiêm kích dục tố cho cá cái và cá đực. Đợi đến trời tối, toàn bộ cá đực được chuyển sang bể chứa cá cái. Lúc này, nước trong bể chứa được cho chảy tạo dòng để cá thích nghi như ngoài tự nhiên. Sau khi cá đực và cá cái kết hợp thành từng cặp, các cán bộ kỹ thuật nhanh chóng thả lục bình vào bể, vừa tạo lớp che cho cá “đỡ ngại” vừa tạo giá thể để trứng bám vào. Tiếp đó, họ phủ tấm lưới kín bể để tránh cá “hăng quá” lao ra ngoài. Cả đêm, họ phải cắt cử nhau thăm bể vài lần để đảm bảo cá sinh sản an toàn.

    Sáng hôm sau, họ chỉ việc vớt lục bình mà trứng đã bám đầy rễ, cho vào khu ấp khô. Nhìn mỗi chùm lục bình “lúc lỉu” trứng cá bám vào rễ, gương mặt kỹ sư, công nhân ở đây phấn khởi vô cùng. Sau khi ấp khô 24 giờ, trứng xuất hiện điểm mắt thì chuyển xuống ấp nước từ 20 đến 24 giờ, trứng nở, sau đó mang cá bột tiếp tục ương thành cá giống. Mỗi lần cho cá chép sinh sản, trại sản xuất được 1,5 - 2 triệu cá bột, tỷ lệ sản xuất cá giống đạt từ 60% đến 70%. Trong đó, 40% cá hương và cá giống được cung cấp trong tỉnh, còn lại cung cấp cho các tỉnh đồng bằng như Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, thậm chí còn lên máy bay vào Đồng Tháp, Cần Thơ. Nhờ những “ông đỡ” cần mẫn của Trại giống thủy sản cấp I tỉnh mà cá chép giống “made in” Lào Cai đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

    Nguồn Báo Lào Cai

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.
    01/07/2020
    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều cơn mưa giúp nước giảm độ mặn, thuận lợi cho việc thả tôm nuôi vụ mới. Vì vậy, nông dân nhiều nơi đã tập trung thả tôm nuôi vụ 2 với hy vọng giá tôm và thị trường sẽ khởi sắc vào những tháng cuối năm.
    30/06/2020
    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.
    30/06/2020
    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Việt quất, phá vỡ bức tường bảo vệ của vi khuẩn – màng tế bào, ngăn cản sự tăng sinh của cả virus gây hại.
    30/06/2020
    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Mỹ chỉ đạo hỗ trợ người đánh bắt tôm hùm và dọa áp thuế Trung Quốc, khi ngành này lao đao vì Covid-19 và thuế nhập khẩu.
    29/06/2020
    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý nước bị nhiễm amoni (NH3), đặc biệt là nước NTTS như các đầm, ao nuôi tôm, cá công nghiệp.
    29/06/2020
    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    Hệ thống năng lượng Mặt Trời lấy cảm hứng từ hoa hướng dương, găng tay tắc kè giúp leo lên tường thẳng đứng giống người nhện, cánh quạt răng cưa giống khủng long,…. là một số những bước đột phá trong công nghệ bắt nguồn từ những khả năng kỳ diệu của sinh vật trong tự nhiên.
    26/06/2020
    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Những ngày gần đây người chăn nuôi đã được đón tin vui khi giá gia cầm đang tăng trở lại.
    26/06/2020
    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Thủy sản là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt hàng tỷ USD mỗi năm, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt, gần 67% sản lượng nuôi trồng và chiếm 65% giá trị KNXK thủy sản.
    26/06/2020
    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Cua bùn (Scylla spp.) là mặt hàng hải sản được giao dịch nhiều nhất ở các nước Châu Á. Có bốn loại virut: virus WSSV, virus hoại tử cơ, reovirus và baculovirus đã được báo cáo ở cua Scylla spp.
    26/06/2020
    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
    25/06/2020
    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng

    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng "nhớ mặt" 20 năm!

    Thuộc top các loài động vật thông minh nhất hành tinh, cá heo không chỉ là một người bạn thân thiện với con người mà còn mang đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
    25/06/2020
    Zalo
    Hotline