Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

logo
EN

Nông dân khấp khởi mùa vụ mới
Ngày đăng: 28/07/2020 7643 Lượt xem

    thu hoạch tôm

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới

    Tình cờ gặp tôi đi cùng chuyến xe buýt, ông Tư Hoàng (Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) mừng rỡ: “Hôm con xuống nhà chú, ao đầm khô cạn nứt nẻ. Nhưng hơn 1 tháng nay trời mưa liên tục, vuông tôm nhà chú chắc khoảng 2 tháng nữa là thu hoạch, mong sao qua “bĩ cực” sẽ đến “thái lai"”.

    Mong muốn ấy không của riêng ông Hoàng mà hầu hết người dân trong xã. Bởi, nuôi thuỷ sản là tiềm năng, lợi thế kinh tế của Hoà Mỹ với tổng diện tích trên 2.300 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 362 ha, còn lại là nuôi quảng canh, quảng cải tiến kết hợp với nuôi cua. Việc quy hoạch vùng nuôi phù hợp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng thuỷ sản… đã nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hoà Mỹ về đích nông thôn mới vào năm 2018. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020, thiệt hại kép khiến người dân điêu đứng, thu ngân sách Nhà nước trong quý I ở Hoà Mỹ giảm hơn 5% so với cùng kỳ.

    Qua dịch Covid-19

    “Đạt chuẩn đã khó, giữ và nâng chuẩn lại càng khó hơn. Vì thế, từ sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, Hoà Mỹ tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, vào cuộc của mọi người dân qua các hình thức thi đua sôi nổi, làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn”, Phó chủ tịch UBND xã Hoà Mỹ Hà Phương Đông cho biết.

    Cụ thể, xã đã tập trung phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất để nâng cao năng suất. Nuôi tôm thâm canh sang siêu thâm canh, quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến 2 giai đoạn… Với các hộ dân ít đất sản xuất, xã vận động bà con sản xuất theo hướng đa canh, tận dụng bờ vuông trồng rau màu, cải tạo mương vườn nuôi cá chình, cá bống tượng. Khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế địa phương, năm 2019 tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch (tăng hơn 1,30% so với năm 2018). Thu nhập bình quân đầu người trên 45 triệu đồng (thời điểm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là 38 triệu đồng).

    Theo ông Hà Phương Đông, sản lượng thu hoạch tăng nhưng tác động bởi dịch Covid-19, đầu ra sản phẩm chậm và giảm giá do thị trường tiêu thụ ngưng trệ. Thời điểm quý I/2019, giá bán tôm sú dao động từ 190.000-220.000 đồng/kg, cá bống tượng 320.000 đồng/kg, cá chình 750.000 đồng/kg. Song, năm nay thực hiện quy định giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, nhà hàng, quán ăn đóng cửa, phương tiện vận chuyển hàng hoá cũng hạn chế… nên giá bán tôm sú chỉ từ 140.000-180.000 đồng/kg, cá bống tượng 250.000 đồng/kg, cá chình 400.000 đồng/kg. Trước tết Nguyên đán Canh Tý, cua gạch giá khoảng 600.000 đồng/kg, thời điểm dịch bệnh, cùng loại cua nhưng giá bán chỉ khoảng 200.000 đồng/kg.

    Gánh nặng kinh tế gia đình của người dân không chỉ là chuyện được mùa mất giá, mà người thân đi lao động ngoài tỉnh trở về (do các công ty tạm ngưng hoạt động), ăn không ngồi chờ trong thời gian mất việc. Thậm chí những người có công việc thường xuyên như chạy xe ôm, phụ quán ăn, bán vé số… cũng thất nghiệp. Qua rà soát, các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 để được nhận hỗ trợ gói 62.000 tỷ của Chính phủ. Hoà Mỹ có trên 950 đối tượng, xã đã hoàn thành việc chi hỗ trợ với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

    Đến nắng hạn, xâm mặn

    Hết giãn cách xã hội, người dân Hoà Mỹ lại không trọn vẹn niềm vui vì nắng hạn gay gắt kéo dài. Trong khi nơi đây, bà con chủ yếu nuôi thuỷ sản, mà hạn nặng làm cho độ mặn của nguồn nước tự nhiên tăng rất cao. Người đang nuôi tôm, cá thì lo lắng vì chúng chết hoặc không phát triển. Còn người chưa thả nuôi buộc phải… phơi đầm!

    Nhớ chuyến công tác ở Hoà Mỹ vào giữa tháng 5, tôi có ghé nhà ông Tư Hoàng, thời điểm đó đầm nuôi tôm siêu thâm canh của nhà ông đang phơi, các vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn khô nứt nẻ, chỉ có ao cá tra còn lượng nước vừa phải vì thi thoảng được ông bơm nước ngọt vào. Ông Hoàng than: “Chưa bao giờ nông dân chúng tôi gặp khó như năm nay, hết mất giá lại đến mất mùa. Nếu như điều kiện thuận lợi, thời điểm này, tổng thu từ việc nuôi tôm 2 giai đoạn và tôm siêu thâm canh của gia đình tôi hơn trăm triệu đồng”.

    Cách nhà ông Hoàng không xa, anh Nguyễn Văn Trầm ngồi bó gối trước hiên nhà dưới cái nóng gay gắt, cầu mong trời sớm đổ mưa. Bởi hạn hán, xâm mặn làm cho tôm nuôi thâm canh trên diện tích hơn 4,5 ha và hàng trăm cá chình, cá bống tượng của nhà anh chết sạch. “Nếu thuận lợi sản xuất như những năm trước thì chỉ tính thu hoạch cá thôi, tôi có lợi nhuận trên 15 triệu đồng. Năm nay ngược lại, tổng thiệt hại hơn 40 triệu đồng đầu tư con giống, thức ăn… Bên cạnh đó, nắng hạn bơm nước sinh hoạt cũng lâu hơn ngày thường, tiền điện nhiều hơn”, anh Trầm bộc bạch.

    Qua mùa dịch bệnh, hết cơn hạn hán. Đồng đất Hoà Mỹ đang nhộn nhịp vào mùa vụ mới. Ông Hoàng, anh Trầm cũng như bao người dân địa phương phấn khởi phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế và nhân rộng các mô hình sản xuất đa canh để nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển xã hội. Như niềm tin của ông Hà Phương Đông: “Hoà Mỹ là xã có xuất phát điểm thấp về mọi mặt đời sống xã hội so với các xã trên địa bàn huyện Cái Nước. Nhưng sau 3 năm nỗ lực phấn đấu, với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với tinh thần đó, Hoà Mỹ sẽ vượt qua mọi khó khăn, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao”.

    Nguồn Báo Cà Mau

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng cải thiện FCR dựa trên nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng hàng tuần.
    14/10/2021
    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    Hiện tượng đục cơ ở tôm thẻ chân trắng xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Khi bị bệnh tôm có các biểu hiện như phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh vì không thể duỗi ra được.
    11/10/2021
    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít...
    28/09/2021
    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.
    20/09/2021
    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Tính tới 15/7/2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả cho những nỗ lực lớn của DN trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, các DN vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid gây ra ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.
    18/08/2021
    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian

    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan để báo cáo các khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất, kiến nghị phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau giai đoạn «3 tại chỗ».
    04/08/2021
    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tới hết tháng 6/2021, tổng diện tích thả nuôi cá tra đạt đạt 1.750 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 (698 nghìn tấn). Các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ.
    04/08/2021
    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cần thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân) để quyết tâm xây dựng ngành tôm mang lại giá trị cao nhất.
    22/07/2021
    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Các chợ đầu mối tạm đóng cửa nên một số loài thủy sản ở TP Cần Thơ đã đến lứa thu hoạch với sản lượng lớn nhưng tiêu thụ rất chậm.
    19/07/2021
    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.
    12/07/2021
    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Theo phản ánh của DN thủy sản, từ sáng hôm nay (ngày 8/7/2021), toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ Tp.HCM - ĐBSCL đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm), còn các nhà vận chuyển thì không kịp chuẩn bị cho yêu cầu mới này.
    12/07/2021
    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Pepsin có thể vô hiệu hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng khi sử dụng protein thực vật thay bột cá trong thức ăn cá tra. Tác động của pepsin khá toàn diện thể hiện ở mặt năng suất sinh trưởng, sinh lý máu và chất lượng nước nuôi cá tra.
    29/06/2021
    Zalo
    Hotline