Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

logo
EN

Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng
Ngày đăng: 06/07/2020 10499 Lượt xem

    Nuôi cá trắm

    Ông Trần Thanh Năm - tỉ phú nơi thôn quê. Ảnh: Mai Chiến.

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương.

    Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.

    Thất bại nhưng không nản

    Sau khi có chủ trương chuyển đổi vùng đất trũng, sản xuất lúa 2 vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, năm 2003 ông Năm đã mạnh dạn chuyển đổi với diện tích khoảng 6.000m2 nước để nuôi tôm sú theo kiểu chăn nuôi công nghiệp.

    Sau nhiều tháng nuôi, tôm sú cho năng suất tốt, hiệu quả cao ngay từ vụ nuôi đầu tiên. Đến nỗi, tiền vào như nước; ông và gia đình quá bất ngờ, vui sướng. Thời điểm đó, bán 1kg tôm sú, gia đình ông mua được 1 tạ thóc.

    Song, sang lứa nuôi tiếp theo, các hộ chăn nuôi thủy sản quanh đây đổ xô nuôi tôm sú nên mật độ nuôi dầy đặc, môi trường nước bị ô nhiễm, xuất hiện một số dịch bệnh trên tôm do đó hiệu quả kinh tế đem lại không còn cao.

    Đến năm 2006, thì gia đình ông Năm cùng nhiều hộ khác như “rơi xuống vực thẳm”, thua lỗ nặng; riêng gia đình ông thiệt hại 50 triệu đồng. Trong khi, nhiều hộ chán nản, quyết định “bỏ cuộc” thì ông Năm lại tiếp tục tìm hướng đi mới với mong muốn thành công trên con đường đã chọn.

    Ông bàn bạc với gia đình thuê thêm 3ha của những hộ bên cạnh để quy hoạch, cải tạo ao nuôi. Lần này, ông chuyển hướng sang nuôi cá truyền thống. Ông chọn cá trôi, mè, chép để phát triển mô hình.

    Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Năm rộng đến 6ha, trong đó có 5ha diện tích mặt nước. Ảnh: Mai Chiến.

    Chăn nuôi được mấy năm, hiệu quả kinh tế đem lại thấp, thu nhập chẳng được bao nhiêu, ông Năm dừng lại. Đến năm 2009, ông biết đến loài cá Vược. Mặc dù chưa có kinh nghiệm, kĩ thuật nuôi loài cá này nhưng ông vẫn quyết tâm nuôi. Lứa đầu, chăn nuôi thắng lợi.

    Trước khi vào lứa nuôi thứ 2, gia đình ông cải tạo lại ao với quy mô hơn, ao sâu và rộng hơn trước. Tuy nhiên, vận đen lại tiếp tục đeo bám gia đình ông. Do cá Vược chịu lạnh kém nên cá chết như nấm mọc sau mưa, chết nổi trắng ao. Đó là vào cuối năm 2010.

    “Lúc đó, gia đình ước tính thiệt hại khoảng 10 tấn cá Vược. Nghĩ rằng, sẽ thành công với loài cá này vào vụ sau nên tôi đánh liều tiếp tục nuôi cá Vược, nhưng đến cuối năm 2011, cá Vược vẫn chết, số lượng chết tương đương với vụ trước. Lý do, vẫn là chết rét”, ông Năm nhớ lại.

    Mặc dù, thất bại nhiều lần nhưng ông Năm vẫn không nản. Năm 2012, ông chuyển sang nuôi cá lăng chấm và trắm. Thời điểm đó, giá bán cá lăng, trắm thương phẩm cao nên gia đình ông thu lãi nhiều. Những năm sau, ông vẫn nuôi 2 loài thủy sản này nhưng giá thành biến động nên lời lãi chẳng được bao.

    “Thất bại triền miên với nghề nuôi trồng thủy sản, sao ông không chuyển hướng?”, tôi hỏi. Ông Năm bảo, thất bại là mẹ thành công. Và, ông trời cũng sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên trong cuộc sống.

    Đúng như thế. Sau nhiều năm trải qua biết bao biến cố, thăng trầm thì đến năm 2016, gia đình ông mới thoát khỏi vận đen. Qua tìm hiểu, ông biết đến loài cá trắm đen, được sự giúp đỡ của mọi người, ông đã chuyển hướng sang nuôi loài cá này từ đó cho đến nay.

    Đại gia nông thôn

    Sau hơn 15 năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, hiện ông Năm đang sở hữu trang trại nuôi trồng thủy sản rộng đến 6ha, trong đó có 5ha diện tích mặt nước. Con nuôi chủ lực là cá trắm đen, nuôi xen với tôm thẻ chân trắng, cá chép với mật độ ít, không đáng kể.

    Tính đến nay, ông đã có khoảng 4 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi cá trắm đen. Theo ông Năm, cá trắm đen có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, rất dễ nuôi. Chịu rét, tác động môi trường tốt. Nhờ đó, cá phát triển và lớn nhanh. Hơn nữa, so với các giống cá truyền thống khác như trắm cỏ, chép, trôi… thì nuôi cá trắm đen cho hiệu quả kinh tế cao hơn, gấp 2 - 3 lần.

    Ông Năm cho biết thêm, mỗi lứa nuôi kéo dài từ 10 - 12 tháng là cho thu hoạch. Lúc đó, cá trắm đen xuất bán ra thị trường nặng gần 8kg/con; đột biến có con nặng trên 10kg, nhưng chiếm tỉ lệ ít.

    Hiện, với diện tích 5ha mặt nước, mỗi năm gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 100 tấn cá trắm đen với giá bán dao động từ 80.000 - 100.000đ/kg, tùy vào từng thời điểm.

    “Nhờ chăn nuôi cá theo hướng an toàn, thị trường tiêu thụ ổn định nên trung bình mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường khoảng 100 tấn cá. Thu lãi hơn 1 tỉ đồng, sau khi đã trừ chi phí”, ông Năm bộc bạch.


    Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Nam Định chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cá. Ảnh: Mai Chiến.

    Dẫn chúng tôi đi “mục sở thị” trang trại, ông Năm nói, nguồn cá giống được trang trại mua ở những cơ sở sản xuất con giống có uy tín. Để chủ động nguồn giống, ông đã dành riêng 4 ao nhỏ (khoảng 1.500m2/ao) để ương cá. Ương khoảng 6 tháng (2 - 3kg/con) thì chuyển sang ao nuôi cá thương phẩm.

    Ông bảo: “Ương cá giống rất vất vả, như chăm con mọn, đòi hỏi kĩ thuật cao, công chăm sóc nhiều. Ngày cho cá 4 bữa. Có như vậy, cá giống mới khỏe mạnh, không bị bệnh”.

    Còn về kĩ thuật nuôi cá thương phẩm, trước khi vào vụ mới phải vệ sinh lại ao nuôi, làm sạch nguồn nước. Mặc dù, trong quá trình chăm sóc không đòi hỏi kĩ thuật cao như ương cá giống nhưng không thể chủ quan.

    Để giảm bớt sức lao động, trang trại của gia đình ông Năm đã lắp đặt máy cho ăn cá tự động. Chỉ việc, cho cám vào máy, điều chỉnh tốc độ cho ăn là máy nhả cám theo tỉ lệ đã mặc định. Ngoài ra, trang trại còn lắp đặt hệ thống máy tạo oxy để cung cấp thêm oxy cho cá.

    Nhờ nuôi cá trắm đen, mà ông Năm đã trở thành tỉ phú nơi thôn quê. Có được thành quả như ngày hôm nay, ông phải nếm trải bao đắng, cay, ngọt bùi…

    Nguồn Nông Nghiệp Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nguyên nhân
    03/11/2020
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline