Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

logo
EN

Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu
Ngày đăng: 18/11/2020 7450 Lượt xem

    Anh Cao Văn Phương ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt kiếm hàng trăm triệu đồng/năm.

    Năm 2004, sau khi nuôi tôm sú thất bại, anh Phương từ Khánh Hòa bắt xe ra Hà Tĩnh để tìm hiểu nghề nuôi ếch giống. Sau đó anh mua vài cặp ếch giống Thái Lan về nuôi thử nghiệm. Không ngờ ếch sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó, anh tiếp tục nhân rộng mô hình theo hàng năm. Ban đầu chỉ có 5 hồ nuôi nay đã lên 12 hồ (12m2/hồ).

    Theo anh Phương, để sản xuất ếch giống hiệu quả, trong quá trình nuôi anh đã vận dụng kỹ thuật phun mưa giúp ếch giao phối cũng như sinh sản tốt hơn. Bên cạnh đó, anh còn nghiên cứu lai tạo giống ếch Thái với giống ếch đồng Việt Nam để tạo ra giống ếch mới có chất lượng và giá trị cao hơn.


    Anh Phương nghiên cứu lai tạo giống ếch Thái với giống ếch đồng Việt Nam để tạo ra một giống ếch chất lượng. Ảnh: KS.

    “Hiện 12 hồ nuôi tôi sử dụng nuôi ếch bố mẹ và ếch giống. Đàn ếch bố mẹ luôn duy trì trong hồ khoảng 500 cặp. Ngoài phục vụ giống để nuôi ếch thịt tại chỗ, mỗi năm tôi cung ứng ra thị trường 7 - 8 vạn con giống phục vụ cho người nuôi ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Ninh Thuận, Phú Yên, với giá bán khoảng 10 triệu đồng/vạn con. Còn ao đất khoảng 500m2, tôi nuôi ếch thịt kết hợp thả cá trê lai để tận dụng thức ăn thừa của ếch”, anh Phương chia sẻ.

    Phương thức nuôi ếch thịt của anh Phương là dùng vèo lưới. Mỗi vèo lưới có kích thước 8m2 thả nuôi khoảng 1.000 con ếch. Trong quá trình nuôi có tỷ lệ hao hụt từ 20 - 25%. Với tất cả 10 vèo lưới, mỗi năm anh thả nuôi 3 đợt liên tiếp, xuất bán trên dưới 4 tấn ếch thịt. Hiện giá ếch thịt xuất bán tương đối cao, khoảng 45 - 50 ngàn đồng/kg.


    Anh Phương nghiên cứu lai tạo giống ếch Thái với giống ếch đồng Việt Nam để tạo ra một giống ếch chất lượng. Ảnh: KS.

    “Nếu nuôi ếch thịt xuất bán giá khoảng 35 ngàn đ/kg thì huề vốn, còn trên 35 ngàn đồng/kg là có lãi”, anh Phương nói và cho biết thêm, ếch giống nuôi 42 - 45 ngày là xuất bán. Từ khi khách hàng bắt con giống về thả nuôi từ 75 - 90 ngày là thu hoạch ếch thịt. Tuy nhiên để nuôi ếch hiệu quả, mỗi tuần nên cho ếch ăn 2 bữa cá tươi, còn lại cho ăn thức ăn công nghiệp. Lưu ý cám cho ếch ăn phải có độ đạm từ 28% trở lên", anh chia sẻ.

    Trong quá trình nuôi không được dùng thuốc kháng sinh, nếu dùng ếch sẽ bị bệnh gan có thể chết hoặc lâu lớn. Chỉ sử dụng các bài thuốc dân gian như nước tỏi, nghệ… trộn vào thức ăn. Nếu ếch bị lở loét chỉ dùng nước muối để tắm, với tỷ lệ 3 kg muối/1m3 nước.

    Theo anh Phương, để có con giống chất lượng, ếch bố mẹ sau khi sinh sản được 2 năm thì loại bỏ. Anh đặt mua ếch bố mẹ F1 về nhân giống. Do đó, con giống cung cấp cho các tỉnh rất hiệu quả, nuôi nhanh lớn.

    Enternews, Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Chia nhỏ số lần cho ăn ra cộng với việc điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý sẽ cải thiện chất lượng tôm thẻ nuôi thương phẩm.
    17/07/2020
    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Gregarine là nguyên sinh động vật (protozoa) ký sinh trong ống tiêu hoá của hầu hết các loại tôm. Chúng xuất hiện ở giai đoạn từ 40-50 ngày sau khi thả giống và xuất hiện với tỷ lệ cao hơn đối với ao nuôi có mật độ cao, lượng hữu cơ trong ao quá nhiều và thời tiết nắng nóng kéo dài.
    14/07/2020
     COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    Gần đây, bức tranh thời hậu COVID-19 đang được Chính phủ, nhiều chuyên gia quan tâm, trong đó có việc tổ chức nhiều hội thảo nhằm đánh giá tác động của đại dịch này tới các hoạt động kinh tế.
    14/07/2020
    Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất

    Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất

    Gregarine, ký sinh trùng đường ruột có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào suốt chu kỳ nuôi tôm. Gregarine làm tôm kém ăn, lớn chậm và FCR cao và nhiễm khuẩn thứ cấp như Vibrio spp.
    13/07/2020
    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.
    13/07/2020
    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản, vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi.
    10/07/2020
    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Các nhà khoa học Bangladesh lần đầu tiên tìm ra chiết xuất tốt nhất của loài thảo mộc có thể ức chế vi khuẩn E. faecalis. Vi khuẩn đã được báo cáo là tác nhân gây chết hàng loạt một số loài cá ở các quốc gia khác nhau.
    08/07/2020
    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Dự báo, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Trong khi đó, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây.
    07/07/2020
    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi và vị khó chịu tích tụ trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn, giúp tăng chất lượng thịt cá.
    02/07/2020

    01/07/2020
    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    WSSV là vi-rút có khả năng gây chết rất nghiêm trọng ở những loài tôm biển nhất là tôm thẻ, là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại chính cho nghề nuôi tôm.
    01/07/2020
    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.
    01/07/2020
    Zalo
    Hotline