Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

logo
EN

Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu
Ngày đăng: 05/05/2020 6370 Lượt xem

    Thay đổi để tồn tại

    Năm 2009 Hợp tác xã (HTX) Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) khởi nghiệp bằng 3ha đất cát ven biển thuê của xã. Thời điểm ấy, nuôi tôm là khái niệm khá mới mẻ với những người muốn làm giàu từ nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết chưa có nhiều biến động, môi trường nước tương đối sạch nên hầu như nuôi vụ nào “ăn chắc” vụ đó.

    Sau khi tích góp được “vốn lận lưng”, năm 2015 HTX tiếp tục thuê thêm 8ha mở rộng diện tích nuôi trồng. Những năm sau đó, vẫn áp dụng kỹ thuật nuôi trực tiếp (lấy giống từ cơ sở sản xuất về thả xuống hồ nuôi đến khi thu hoạch) nhưng gần đây, thời tiết mưa nắng thất thường, nguồn nước ô nhiễm hơn nên HTX phải đầu tư thêm hạ tầng chuyển đổi sang công nghệ nuôi 3 giai đoạn.

    Cụ thể, khoảng 1 triệu con tôm giống mua về được dèo trong bể 100m3 (khoảng 10 – 15m2); sau khi nuôi được 25 – 30 ngày tiến hành chuyển sang hồ nuôi thứ nhất (2.000m2); tiếp tục nuôi 30 - 40 ngày, tôm phát triển ổn định thì chuyển ra 2 hồ nuôi giai đoạn 3 (mỗi hồ 2.000m2).

    Theo ông Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Xuân Thành, tính ưu việt của nuôi tôm 3 giai đoạn là kiểm soát được tỷ lệ sống của tôm ngay tại bể dèo; tiết kiệm chi phí đầu tư từ 20 – 25% so với nuôi trực tiếp truyền thống.

    “Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg. Như vậy, một cân tôm người nuôi có thể lãi thêm 15.000 – 20.000đ so với nuôi truyền thống. Tính như vậy để thấy rằng, việc thay đổi công nghệ nuôi tôm 3 giai đoạn là xu thế tất yếu để tồn tại”, ông Dũng nhấn mạnh.

    Ông Hồ Quang Dũng cho biết thêm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra không ổn định nên HTX thả nuôi mật độ thấp, năng suất thu hoạch bình quân đạt 20 – 25 tấn/ha.

    “Nếu nuôi đúng mật độ, năng suất có những vụ đạt đến 40 tấn/ha. Với 32 hồ/6ha thường xuyên thả nuôi luân phiên, doanh thu mỗi năm của HTX đạt 20 – 25 tỷ đồng”, ông Dũng nói.

    Chia sẻ kinh nghiệm hơn 10 năm “bá chủ” nghề nuôi tôm ở Hà Tĩnh, ông Dũng bảo, yếu tố con người và công nghệ là chìa khóa thành công của HTX. Nuôi tôm lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cực kỳ lớn. Người quản lý, cán bộ kỹ thuật như một “bác sỹ”, nếu không tâm huyết, không nhanh nhạy, bám sát con tôm để “bắt bệnh” thì sẽ thất bại một sớm một chiều.

    Tuy diện tích nuôi của HTX không phải lớn nhưng riêng đội ngũ quản lý, kỹ thuật đã lên đến gần 10 người; công nhân trực tiếp đứng hồ là 20 người.


    Để duy trì hoạt động sản xuất, HTX Xuân Thành đầu tư thêm 10 bể dèo tôm chuyển đổi sang công nghệ nuôi 3 giai đoạn. Ảnh: Võ Dũng.

    Vụ tôm Xuân Hè giảm 28% diện tích

    Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho giá tôm tại Hà Tĩnh giảm từ 20.000 – 25.000đ/kg, tổng sản lượng tiêu thụ cũng giảm sút 30 – 40%. Do đó, vụ tôm Xuân Hè 2020, người nuôi trồng tại các địa phương thả giống có phần dè dặt.

    Ông Lưu Quang Cần, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay, theo kế hoạch, năm 2020 có khoảng 1.500 hộ nuôi tôm với diện tích thả nuôi đề ra là 2.750ha. Tuy nhiên, hiện diện tích xuống giống mới đạt hơn 1.000ha (giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019), tập trung chủ yếu ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà...

    Nguyên nhân một phần do nhu cầu tiêu thụ giảm sút, phần khác ảnh hưởng của việc cách ly xã hội, các phương tiện vận tải (đặc biệt là hàng không) hoạt động ít, ảnh hưởng đến việc vận chuyển con giống tôm từ các tỉnh phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu…) về sản xuất.

    Ngoài ra, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả vật tư đầu vào tăng cao cũng gây khó khăn cho các hộ dân tái đầu tư sản xuất.

    Được biết, sản lượng tôm nuôi ở Hà Tĩnh 4 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 339 tấn, dư sức phục vụ thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình.

    Để duy trì, phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn trong bối cảnh thị trường bấp bênh hiện nay, ông Lưu Quang Cần cho rằng, các huyện, thị xã cần khuyến cáo người dân nuôi rải vụ, không thả giống đồng loạt vụ Xuân Hè như những năm trước đây. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư nuôi tôm vụ Đông để tăng lợi nhuận, do giá tôm vụ Đông nội tỉnh thường cao hơn vụ Xuân Hè từ 20 – 30%.

    Thanh Nga - Võ Dũng Nông nghiệp Việt Nam
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

    Lũ không đáng sợ như ta nghĩ, với người miệt Cửu Long lũ là cơ ngơi, sinh kế và là văn hóa ngàn đời.
    10/08/2020
    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Sau khi 25% thuế quan được loại bỏ đối với phi lê cá rô phi đông lạnh cỡ nhỏ, NK cá rô phi của Mỹ phục hồi khi người tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm protein động vật có giá phải chăng.
    09/08/2020
    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Dù gặp rất nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, song xuất khẩu tôm vẫn giữ được sự tăng trưởng, đem về 2 tỷ USD. Điều đặc biệt, con tôm Việt Nam đang cực kỳ đắt khách trên đất Mỹ.
    09/08/2020
    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Trong thời điểm khó khăn hiện nay việc liên kết, tiêu thụ cá tra trong nước và xuất khẩu là vấn đề được quan tâm ở nhiều doanh nghiệp chế biến và người nuôi.
    09/08/2020
    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Dịch bệnh viêm phổi do virus Corona và các biện pháp chống dịch toàn cầu đang đe dọa đến ngành thủy sản, khi Trung Quốc luôn là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới.
    07/08/2020
    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Tuy giá tôm đang giảm mạnh nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lời.
    06/08/2020
    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch.
    05/08/2020
    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Nhiều biện pháp dinh dưỡng đã được sử dụng nhằm giảm tác động của stress nhiệt đến cơ thể gia cầm trong những ngày nắng nóng
    04/08/2020
    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Quần thể vi khuẩn có thể được thay đổi tốt hơn bằng cách bổ sung các thành phần nhất định vào khẩu phần ăn, các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool ở Anh cho biết
    04/08/2020
    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn không bùn, nuôi cá lóc trong bể sạch đang là một hướng đi của nông dân vùng đất Gia Viễn, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
    04/08/2020
    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Nuôi tôm ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật đáy đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi.
    03/08/2020
    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Để xử lý nguồn chất thải từ nuôi tôm cá thâm canh các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp để xử lý nhằm làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
    30/07/2020
    Zalo
    Hotline