Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

logo
EN

Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu
Ngày đăng: 05/05/2020 6363 Lượt xem

    Thay đổi để tồn tại

    Năm 2009 Hợp tác xã (HTX) Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) khởi nghiệp bằng 3ha đất cát ven biển thuê của xã. Thời điểm ấy, nuôi tôm là khái niệm khá mới mẻ với những người muốn làm giàu từ nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết chưa có nhiều biến động, môi trường nước tương đối sạch nên hầu như nuôi vụ nào “ăn chắc” vụ đó.

    Sau khi tích góp được “vốn lận lưng”, năm 2015 HTX tiếp tục thuê thêm 8ha mở rộng diện tích nuôi trồng. Những năm sau đó, vẫn áp dụng kỹ thuật nuôi trực tiếp (lấy giống từ cơ sở sản xuất về thả xuống hồ nuôi đến khi thu hoạch) nhưng gần đây, thời tiết mưa nắng thất thường, nguồn nước ô nhiễm hơn nên HTX phải đầu tư thêm hạ tầng chuyển đổi sang công nghệ nuôi 3 giai đoạn.

    Cụ thể, khoảng 1 triệu con tôm giống mua về được dèo trong bể 100m3 (khoảng 10 – 15m2); sau khi nuôi được 25 – 30 ngày tiến hành chuyển sang hồ nuôi thứ nhất (2.000m2); tiếp tục nuôi 30 - 40 ngày, tôm phát triển ổn định thì chuyển ra 2 hồ nuôi giai đoạn 3 (mỗi hồ 2.000m2).

    Theo ông Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Xuân Thành, tính ưu việt của nuôi tôm 3 giai đoạn là kiểm soát được tỷ lệ sống của tôm ngay tại bể dèo; tiết kiệm chi phí đầu tư từ 20 – 25% so với nuôi trực tiếp truyền thống.

    “Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg. Như vậy, một cân tôm người nuôi có thể lãi thêm 15.000 – 20.000đ so với nuôi truyền thống. Tính như vậy để thấy rằng, việc thay đổi công nghệ nuôi tôm 3 giai đoạn là xu thế tất yếu để tồn tại”, ông Dũng nhấn mạnh.

    Ông Hồ Quang Dũng cho biết thêm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra không ổn định nên HTX thả nuôi mật độ thấp, năng suất thu hoạch bình quân đạt 20 – 25 tấn/ha.

    “Nếu nuôi đúng mật độ, năng suất có những vụ đạt đến 40 tấn/ha. Với 32 hồ/6ha thường xuyên thả nuôi luân phiên, doanh thu mỗi năm của HTX đạt 20 – 25 tỷ đồng”, ông Dũng nói.

    Chia sẻ kinh nghiệm hơn 10 năm “bá chủ” nghề nuôi tôm ở Hà Tĩnh, ông Dũng bảo, yếu tố con người và công nghệ là chìa khóa thành công của HTX. Nuôi tôm lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cực kỳ lớn. Người quản lý, cán bộ kỹ thuật như một “bác sỹ”, nếu không tâm huyết, không nhanh nhạy, bám sát con tôm để “bắt bệnh” thì sẽ thất bại một sớm một chiều.

    Tuy diện tích nuôi của HTX không phải lớn nhưng riêng đội ngũ quản lý, kỹ thuật đã lên đến gần 10 người; công nhân trực tiếp đứng hồ là 20 người.


    Để duy trì hoạt động sản xuất, HTX Xuân Thành đầu tư thêm 10 bể dèo tôm chuyển đổi sang công nghệ nuôi 3 giai đoạn. Ảnh: Võ Dũng.

    Vụ tôm Xuân Hè giảm 28% diện tích

    Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho giá tôm tại Hà Tĩnh giảm từ 20.000 – 25.000đ/kg, tổng sản lượng tiêu thụ cũng giảm sút 30 – 40%. Do đó, vụ tôm Xuân Hè 2020, người nuôi trồng tại các địa phương thả giống có phần dè dặt.

    Ông Lưu Quang Cần, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay, theo kế hoạch, năm 2020 có khoảng 1.500 hộ nuôi tôm với diện tích thả nuôi đề ra là 2.750ha. Tuy nhiên, hiện diện tích xuống giống mới đạt hơn 1.000ha (giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019), tập trung chủ yếu ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà...

    Nguyên nhân một phần do nhu cầu tiêu thụ giảm sút, phần khác ảnh hưởng của việc cách ly xã hội, các phương tiện vận tải (đặc biệt là hàng không) hoạt động ít, ảnh hưởng đến việc vận chuyển con giống tôm từ các tỉnh phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu…) về sản xuất.

    Ngoài ra, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả vật tư đầu vào tăng cao cũng gây khó khăn cho các hộ dân tái đầu tư sản xuất.

    Được biết, sản lượng tôm nuôi ở Hà Tĩnh 4 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 339 tấn, dư sức phục vụ thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình.

    Để duy trì, phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn trong bối cảnh thị trường bấp bênh hiện nay, ông Lưu Quang Cần cho rằng, các huyện, thị xã cần khuyến cáo người dân nuôi rải vụ, không thả giống đồng loạt vụ Xuân Hè như những năm trước đây. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư nuôi tôm vụ Đông để tăng lợi nhuận, do giá tôm vụ Đông nội tỉnh thường cao hơn vụ Xuân Hè từ 20 – 30%.

    Thanh Nga - Võ Dũng Nông nghiệp Việt Nam
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Chất chiết lá lựu cho kết quả đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.
    21/07/2020
    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, Hiệp định EVFTA còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam...
    21/07/2020
    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi lính đen vừa là mô hình làm sạch môi trường chăn nuôi, vừa là mô hình chăn nuôi kinh tế được nhiều địa phương ở các tỉnh triển khai, nhưng ở Đăk Hà, gia đình tôi triển khai đầu tiên. Sắp tới, tôi cũng có hướng nhân rộng thêm. Bây giờ thì không ai nói ông Ấn “điên, khùng” nữa rồi. Nếu ai muốn học hoặc làm, tôi sẵn sàng giúp đỡ” - ông Ấn cười vui vẻ.
    20/07/2020
    Nam Định: Ao cá

    Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm

    Trang trại nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ". Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.
    16/07/2020
    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị chi phối bởi thành phần thức ăn và sự cân bằng của các vi chất dinh dưỡng bổ sung, nguồn cung các loại axit amin (AA), axit béo, vitamin, chất khoáng - những yếu tố tác động lên hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe vật nuôi và chất lượng của sản phẩm cuối cùng khi tới tay khách hàng.
    15/07/2020
    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Đối diện với nhiều khó khăn, ngành thủy sản nửa đầu năm 2020 có nhiều biến động.
    15/07/2020
    Điều ít biết về da cá hồi

    Điều ít biết về da cá hồi

    Da cá hồi an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của cá hồi khiến da của chúng không được đảm bảo.
    14/07/2020
    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2020 đang dần phục hồi do dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn đã được khống chế hoàn toàn.
    13/07/2020
    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil, nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả và tiết kiệm chi phí nuôi.
    13/07/2020
    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, vừa phát hiện một loài tảo độc ở đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) sau khi quan trắc, phân tích mẫu nước.
    09/07/2020
    Những “ông đỡ sản ngư”

    Những “ông đỡ sản ngư”

    Vốn là những kỹ sư thủy sản, nhưng mỗi lần cá sinh sản, họ trở thành lão ngư thứ thiệt, sẵn sàng ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi thức trắng đêm canh cá đẻ. Vì thế, họ còn được nhiều người gọi là “ông đỡ” cho “sản ngư”.
    09/07/2020
    Zalo
    Hotline