Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

logo
EN

Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 07/10/2020 6878 Lượt xem

    xử lý ao nuôi tôm thẻ

    Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng bạt lót dưới đáy ao giúp dễ dàng dọn sạch chất thải đáy ao đảm bảo tôm có môi trường sống sạch.

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.

    Phát huy thế mạnh nuôi tôm nước lợ

    Kiên Giang là tỉnh có điều kiện tốt để phát triển ngành thủy sản đa dạng, nhất là nuôi tôm nước lợ. Đây là thế mạnh của tỉnh cần đầu tư phát triển. Hơn nữa do biến đổi khí hậu cần chuyển đổi đối tượng, hình thức nuôi thích ứng với tình hình trong đó nuôi tôm là phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao.

    Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thuận và chính quyền địa phương triển khai thực hiện “Đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP tại tỉnh Kiên Giang” trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận để làm điểm trình diễn và định hướng nhân rộng mô hình, với diện tích 0,4ha.

    Mục tiêu của đề án này nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng hiện có của địa phương, từng bước cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh, giảm rủi ro, hạn chế dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời góp phần thực hiện hoàn thành chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp đến năm 2020 của tỉnh.

    Giai đoạn 1, ươm tôm thẻ chân trắng giống khoảng 25 ngày trong ao đáy có lót bạt. Giai đoạn 2 tôm nuôi trong ao lót bạt trên có mái che một nửa diện tích ao khoảng 60 - 65 ngày. Việc xây dựng ao nuôi theo từng giai đoạn sẽ giúp kiểm soát được các thông số kỹ thuật cũng như tỉ lệ sống và giảm rủi ro, kiểm soát chi phí sản xuất. Năng suất tôm đạt từ 30 tấn/ha/vụ, tỉ lệ sống trên 85%.

    Anh Nguyễn Văn Mộng, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tham gia mô hình chia sẻ: “Tôi mới làm lần đầu nên nên cũng có chút lo ngại vì chưa nắm rõ kỹ thuật. Nhưng được sự hỗ trợ của nhà nước, khi làm rồi tôi thấy mô hình này thực sự có hiệu quả cao. Rút được kinh nghiệm là mình phải quản lý từ đầu, con giống phải sạch bệnh, nguồn nước phải được xử lý”.

    Riêng huyện Vĩnh Thuận, năm 2020, diện tích tôm thả nuôi toàn huyện trên 26.000ha, tăng 440ha. Thời gian gần đây người dân dần chuyển sang nuôi tôm công nghiệp, gia tăng mật độ nuôi, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp 2 giai đoạn trong ao, hồ lót bạt đang phát triển rất tốt.

    Nâng cao giá trị con tôm

    Các hộ nuôi tôm tham gia mô hình được hỗ trợ số tiền 40.000.000 đồng, trong đó hỗ trợ chi phí con giống 20 triệu đồng và 20 triệu đồng hỗ trợ chi phí thức ăn. Ông Ngô Văn Út - Phó trưởng phòng khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang - cho biết: “Mô hình này tại địa phương đang được thực hiện rất tốt và mang lại hiệu quả cho người dân. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này, chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc hơi cao nên nông dân còn e dè. Khả năng nhân rộng mô hình này tương đối tốt ở xã Vĩnh Phong của huyện Vĩnh Thuận, vì xã này có quy hoạch mấy trăm hécta để nuôi tôm công nghiệp”.

    Ông Út cho biết thêm, chính vì hiệu quả cao nên người dân nhân rộng rất nhiều. Hiện mô hình này được người dân các huyện Kiên Lương, Hà Tiên, Giang Thành, Hòn Đất cũng triển khai thực hiện và có kết quả tốt. Mô hình này giảm nhiều rủi ro, nâng cao tỉ lệ thành công của vụ nuôi. Nếu khai thác tốt sẽ giúp tăng năng suất tôm và tăng số vụ nuôi/năm, góp phần phát triển nuôi tôm bền vững.

    Theo ông Út, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP không chỉ giúp tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn mở rộng các thị trường xuất khẩu.

    Nguồn Báo Lao Động

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline