Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

logo
EN

Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”
Ngày đăng: 30/10/2020 6633 Lượt xem

    Nhiều năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang là giải pháp cho sự phát triển kinh tế bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Từ diện tích đất bỏ hoang lâu năm, nay đã trở thành những vựa nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn và định hướng theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần giảm thiểu ô nhiễm vùng biển.

    Để đất hoang “hóa vàng”

    Huyện Hậu Lộc có 6 xã ven biển gồm: Hòa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, với hệ thống đầm, phá, kênh, rạch rộng lớn và phù hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản. Trước đây, nghề nuôi tôm sú, tôm càng xanh chiếm đa phần và giữ vai trò chủ lực trong nghề nuôi trồng thủy hải sản. Tuy vậy, hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang là hướng làm giàu mới của người dân ven biển Hậu Lộc.

    Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Hậu Lộc, toàn huyện có 70 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức nuôi công nghiệp (có 6 ha nuôi công nghệ cao trong nhà bạt ở xã Hòa Lộc và Đa Lộc, 10 ha nuôi theo hình thưc Tổ hợp tác tại xã Đa Lộc); năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha.

    Thấy rõ được hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại, tháng 4/2014, anh Lê Văn Lương, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc đã cải tạo 2 ha diện tích mặt nước để bắt đầu khởi nghiệp. Sở dĩ anh mạnh dạn đầu tư như vậy là vì đã chủ động tham khảo, học hỏi các mô hình nuôi thành công tôm thẻ chân trắng ở nhiều nơi. Sau khi suy nghĩ thấu đáo, gia đình anh đầu tư hơn 1 tỷ đồng để cải tạo, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, tiến hành mua con giống và thả tôm với mật độ 60 con/m2.

    “Sau hơn 5 năm nuôi tôm thẻ chân trắng, tôi nhận thấy việc mình áp dụng lý thuyết và kinh nghiệm học hỏi từ sự thành công của các hộ nuôi là điều đúng đắn, qua kiểm tra thấy tôm phát triển khá tốt, màu nước trong đầm vẫn có màu xanh thích hợp. Trọng lượng của tôm đạt khoảng 30 - 40 con/kg, tỷ lệ sống đạt hơn 70%, cho sản lượng trung bình hơn 10 tấn/ha. Với giá bán khoảng 150 đến 180 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về hơn 200 triệu đồng/vụ. Hiện tại tôm thẻ chân trắng lứa tiếp theo đang chuẩn bị cho thu hoạch và hứa hẹn sản lượng sẽ đạt kết quả như ý muốn”, anh Lương phấn khởi cho biết.

    Riêng tại xã Hòa Lộc, tính đến tháng 4/2020, đã thực hiện chuyển đổi 41 ha sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng và các đồng nuôi khác như tôm sú, cá mú... nâng tổng diện tích nuôi nước lợ toàn xã lên gần 80 ha. Trong đó, có 8,8 ha nuôi tôm công nghiệp áp dụng công nghệ cao. Toàn xã có 82 hộ với khoảng 200 lao động tham gia nuôi trồng thủy sản. Thu nhập bình quân của các chủ đồng đạt 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha/vụ.

    Làm sạch môi trường tại ao, sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi tôm đang là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển.

    Chú trọng bảo vệ môi trường

    Những ngày này, về cánh đồng nuôi thủy sản ở xã ven biển Đa Lộc, không khí lao động, đào đắp, vệ sinh ao nuôi chuẩn bị thả tôm thẻ chân trắng giống cho vụ tiếp theo diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, các hộ đang cải tiến kỹ thuật nuôi bằng việc sử dụng chế phẩm sinh học trong toàn bộ quá trình nuôi tôm, từ giai đoạn cải tạo ao nuôi đến khi thu hoạch. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học là giải pháp giúp môi trường ao nuôi luôn ổn định, kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế sự ô nhiễm môi trường xung quanh.

    Theo một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Đa Lộc cho biết: Nước sau khi lọc lắng sẽ được diệt khuẩn bằng clorin, sử dụng chế phẩm lên màu nước. Sử dụng chế phẩm sinh học đúng cách giúp phục hồi lượng vi sinh vật có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Đồng thời, giúp phân hủy tốt các chất hữu cơ, làm giảm lớp bùn nhớt ở ao nuôi, giảm mùi hôi của nước, khi đó, lượng nước trong ao được tích trữ lại, hạn chế việc xả thải ra ngoài môi trường.

    Bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hậu Lộc cho biết: Để bảo vệ môi trường, các hộ nuôi cần chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống kênh cấp và thoát nước, cơ sở hạ tầng đầu mối đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp giữa Sở NN&PTNT (đơn vị tham mưu, chủ trì là Chi cục Thủy sản) với UBND huyện (đơn vị tham mưu là Phòng NN&PTNT) và UBND các xã ven biển trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thủy sản, môi trường.

    Nguồn: Đức Duy - Báo Tài Nguyên & Môi Trường
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline