Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

logo
EN

Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm
Ngày đăng: 24/07/2020 9436 Lượt xem

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

    Qua thực tế tìm hiểu mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, năm 2017, ông Võ Thanh Triên, ở thôn Công Lương, xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng 7 ao nổi xi măng rộng tổng cộng gần 3 ha (gồm 3 ao tròn để nuôi ương, 2 ao nuôi thương phẩm, 1 ao cấp nước, 1 ao lắng xả thải để nuôi tôm thẻ chân trắng) tại khu nuôi tôm an toàn sinh học thôn Công Lương. Mô hình này áp dụng quy trình khép kín với hệ thống ao nuôi có mái che bằng lưới, trang bị máy sục khí tạo ôxy, hệ thống ống đưa nước vào ao nuôi, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.

    Mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xi măng của ông Võ Thanh Triên, ở xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Đưa tôi đi tham quan mô hình nuôi tôm của mình, ông Triên hồ hởi chia sẻ: “Nuôi tôm ao nổi cần vốn đầu tư lớn, vì vậy nên nhiều người còn ngại. Nhưng xét về lâu dài thì làm theo mô hình này lợi đủ đường, như: Tiết kiệm diện tích ao nuôi, tăng mật độ thả nuôi từ 100 con/m2 lên 200 con/m2; do tiết kiệm diện tích ao nên sẽ cần ít nước hơn, dễ quản lý, giảm chi phí vật tư, tiền thuê nhân công, mà năng suất, chất lượng tôm tăng lên rõ rệt, lại kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh rất thuận lợi. Tôi nuôi gối đầu, thả nuôi hơn 2 triệu con tôm giống/vụ. Trung bình mỗi vụ nuôi, thu hoạch tổng cộng tới 58 - 60 tấn tôm thương phẩm, thu nhập từ 4 - 5 tỷ đồng!”.

    Năm 2019, anh Nguyễn Mạnh Hải, ở thôn Xuân Khánh, xã Hoài Mỹ, cũng đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống ao nổi xi măng để nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nuôi tôm Công Lương trên tổng diện tích 2.600 m2. Anh Hải thổ lộ: “Nuôi theo kiểu này không chỉ hạn chế rủi ro mà còn hạn chế lây nhiễm mầm bệnh, ô nhiễm môi trường vì nguồn nước được kiểm soát, xử lý từ khâu đầu đến khâu cuối. Tôm giống được nuôi ương trong ao tròn khoảng 1 tháng sẽ được chuyển sang ao nuôi thương phẩm, việc chuyển tôm chỉ cần xả nước ở ao ương là có hệ thống đưa tôm qua ao nuôi, không tốn công chuyển tôm, tiết kiệm thời gian, chi phí. Đến nay, tôi đã thu hoạch được 4 đợt, năng suất bình quân đạt 6 - 7 tấn/đợt”.

    Xã Hoài Mỹ hiện có hơn 35 ha ao tôm, tập trung chủ yếu tại thôn Công Lương với gần 60 hộ nuôi; trong đó có 16 ha vùng nuôi an toàn sinh học được dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) hỗ trợ 4 tỷ đồng vào năm 2015 để triển khai. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ Đặng Quốc Bảo, cả xã hiện có 3 hộ nuôi tôm bằng ao nổi xi măng đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Xã cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư liên kết với người nuôi tôm trong xã phát triển hình thức nuôi này theo chuỗi, nhằm góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.

    Khu nuôi tôm ao nổi bằng sắt thép của anh Lê Bá Vinh tại xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn.

    Cũng áp dụng mô hình này, anh Lê Bá Vinh, ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng tại xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) 4 ao ương tôm giống, 3 ao nuôi thương phẩm, 2 ao đất trải bạt để cấp nước vào ao nuôi, 1 ao đất có hệ thống lọc, xử lý nước thải. “Trung bình mỗi vụ nuôi tôi thả nuôi 400 - 600 nghìn con giống tôm thẻ chân trắng. Tùy theo cỡ tôm mà mình thả nuôi mật độ giống như ao đất, nhưng tôm nuôi ao nổi đạt chất lượng, hiệu quả kinh tế vượt trội, lại bớt hẳn nỗi lo dịch bệnh”, anh Vinh cho hay.

    Trao đổi về mô hình này, ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản - Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), nhìn nhận: Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong ao nổi là bước tiến mới khi người nuôi tôm tiếp cận KHKT nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Song tạm thời hiện chưa thể nhân rộng, do việc áp dụng mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, người nuôi tôm phải có trình độ quản lý, nghiêm túc tuân thủ các quy trình kỹ thuật.

    ĐOÀN NGỌC NHUẬN - Vietlinh

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Hành vi và tập tính ăn của tôm xưa nay đều nhận được sự quan tâm rất lớn của người nuôi, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cho ăn và lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ.
    28/10/2020
    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Việc sử dụng điện mất an toàn thời gian qua, nhất là đối với những hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.
    26/10/2020
    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Những kim loại nặng không chỉ có nguy cơ tác động đến sự tồn tại và sinh lý của các động vật, mà có thể gây đột biến gen và di truyền cho đời sau. Trong đó, chì là một trong những kim loại có hàm lượng cao nhất của môi trường
    23/10/2020
    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam đạt gần 385 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng 9/2019, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    21/10/2020
    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Kể từ cuối quý 3/2020, tình hình nhập khẩu cá tra ở một số thị trường lớn đã tích cực trở lại, nhất là thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Nhờ đó, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng.
    21/10/2020
    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Trong những năm gần đây, xuất hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt với độ mặn thấp (<1 ppt), đây đang là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi hiện nay. Vậy tại sao người ta lại đem loài tôm biển này nuôi với điều kiện nước ngọt?
    20/10/2020
    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do sự tích cực của chúng và lợi ích thay thế cho những phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì nếu không có thể làm mất cân bằng đường ruột tôm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa miễn dịch, hoạt động đối kháng với mầm bệnh, và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.
    19/10/2020
    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ăn cá tra giả lươn ngon không kém gì như đang ngồi ăn suất cơm lươn ở trong quán Nhật. Nhiều sản phẩm chế biến từ cá tra như: Pizza cá tra, cá tra tẩm bột, giò cá tra… được các em học sinh rất ưa thích, sử dụng.
    18/10/2020
    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Inulin được ứng dụng trên nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản với nhiều tác dụng khác nhau.
    18/10/2020
    Tôm dưới áp lực từ pH

    Tôm dưới áp lực từ pH

    Dưới áp lực của việc thay đổi giá trị pH trong một khoảng thời gian dài, tôm sẽ không thể phát triển bình thường được nữa.
    15/10/2020
    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Mô hình nuôi tôm bể tròn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, bên cạnh đó còn hạn chế được dịch bệnh, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão, tôm nhanh lớn, năng suất cao...
    14/10/2020
    Mật độ

    Mật độ "VÀNG" khi ương cá tra từ giai đoạn bột lên giống

    Nuôi cá tra thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong vùng, với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm.
    13/10/2020
    Zalo
    Hotline