Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

logo
EN

Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông
Ngày đăng: 11/08/2020 6597 Lượt xem

    Cá chết hàng loạt

    Cá giống chết hàng loạt trên sông cái Vừng vào 02/2020.

    Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Năm 2020, tỉnh có 3.736 chiếc lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông.

    Tuy nhiên, việc nuôi cá lồng, bè trên sông vẫn còn 942 lồng, bè ngoài vùng quy hoạch, gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy nội địa, dễ phát sinh dịch bệnh và làm ô nhiễm môi trường nước.

    Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, thúc đẩy phát triển nuôi thủy sản lồng, bè bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp rà soát xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông.

    Hiện nay, tỉnh quy hoạch và bố trí vùng nuôi thả các loại cá Điêu hồng tập trung nhiều nhất ở các huyện: Cao Lãnh, Thanh Bình, Châu Thành và thành phố Cao Lãnh; cá He, Hú, Tra, Ba sa tập trung ở huyện Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự; cá Bông và cá Lóc  ở các huyện Tân Hồng, Tháp Mười và Tam Nông. Các loại cá khác như: Chim trắng, Bống tượng, Chình, Chài, bè nuôi cá giống, cá bố mẹ được thả nuôi trên toàn tỉnh.

    Để đảm bảo an toàn về giao thông đường thủy nội địa, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh, tăng cao hiệu quả nghề nuôi, theo ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, ngành nông nghiệp chỉ đạo tuyên truyền, vận động người nuôi lồng, bè hiện đang neo đậu ngoài vùng quy hoạch, thực hiện di dời đến vùng quy hoạch. 

    Đồng thời, ngành chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản hướng dẫn người nuôi thực hiện đăng ký nuôi lồng, bè; xây dựng chuỗi liên kết để sản xuất các sản phẩm chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc.

    Bên cạnh đó, hướng dẫn người nuôi thực hiện nuôi theo VietGAP hoặc các chứng nhận thực hành sản xuất thủy sản tốt. rà soát quản lý, sắp xếp, bố trí lại các vùng nuôi cá lồng, bè đến năm 2025; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến vùng nuôi; hướng dẫn người nuôi lồng, bè…

    Mục tiêu nuôi cá lồng, bè phải bảo đảm các tiêu chí: không gây ảnh hưởng đến luồng giao thông đường thủy, bến thủy nội địa, đò ngang và cách xa các cửa sông chính tối thiểu 200 m; không bố trí bè trên các tuyến sông biên giới do liên quan đến an ninh quốc phòng. Đồng thời, cách xa các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu vực chợ, các bến thủy nội địa, khu vực bờ kè, các vực sâu và các tuyến sông có khu vực bờ bị bồi lắng hoặc bị sạt lở mạnh. Bên cạnh đó, không quy hoạch vùng nuôi ở nơi lấy nguồn nước mặt để cấp cho sinh hoạt dân cư, hoặc những vùng ven sông đã quy hoạch nuôi cá tra xuất khẩu để tránh việc nhiễm chéo, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm giữa các nhóm thủy sản. Các lồng bè được quy hoạch nơi có dòng nước sạch và đảm bảo dòng chảy tốt, có khả năng tự làm sạch cao nhằm hạn chế dịch bệnh.

    Theo ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tỉnh tiến hành thực hiện thí điểm giải pháp nuôi cá bè kết hợp chỉnh trị tại các vị trí đang bị xói lở mạnh, vận tốc dòng chảy lớn áp sát bờ.

    Giải pháp này vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần chỉnh trị dòng sông, có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tác động vào bờ từ đó hạn chế được sạt lở bờ sông tại các vị trí như: bờ sông Tiền khu vực xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (nhánh sông Hàng Gòn).  Bờ sông Tiền khu vực xã Tân Quới - Tân Bình, huyện Thanh Bình.  Bờ sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh;  bờ sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Tây - Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh.

    Các vùng quy hoạch nuôi cá lồng, bè phải được cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương quản lý; đồng thời từng bước giải tỏa lồng, bè ngoài vùng quy hoạch. Người nuôi phải được cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đăng ký.

    Các ngành chức năng trong tỉnh cũng đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của ngành chuyên môn; thường xuyên quan trắc môi trường nước, thu thập đầy đủ thông tin về chất lượng nước, kịp thời có các khuyến cáo giúp người nuôi thực hiện tốt việc sản xuất và bảo vệ môi trường. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động các hộ nuôi chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa.

    Nguồn Tép Bạc - Theo Nguyễn Văn Trí TTXVN

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline