Sâu hơn về "Căn bệnh hiểm nghèo" ở tôm

logo
EN

Sâu hơn về "Căn bệnh hiểm nghèo" ở tôm
Ngày đăng: 21/08/2020 12573 Lượt xem

    tôm bị phân trắng

     Tác nhân nào dẫn tới bệnh phân trắng ở tôm: Vi bào tử trùng, Ký sinh trùng hay Vi khuẩn ?

    Khi thấy có sự xuất hiện các chuỗi phân trắng trong ao thì đây là dấu hiệu của một “căn bệnh hiểm nghèo”, gây thiệt hại nặng nề cho tôm thẻ, nhất là khi nhiệt độ nước cao bất thường. Nhiều năm trước đây, tác nhân gây hội chứng này đã từng xuất hiện và lây lan rộng rãi trên trên tôm sú ở các nước Châu Á. Đặc biệt là tôm cỡ 7-12g (hoặc 50-70 ngày tuổi), bất kể tôm ở điều kiện độ mặn như thế nào. Một số triệu chứng của phân trắng thường gặp đó là ruột trống và cấu trúc ruột tôm trở nên lỏng lẻo. Các chuyên gia đã tìm ra một mối liên hệ mật thiết giữa vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), kí sinh trùng Gregarine và vi khuẩn Vibrio thông qua kính hiển vi và việc kiểm tra mô học của gan tụy trên những con tôm bị phân trắng.

    Giai đoạn đầu khi đàn tôm nuôi bị mắc hội chứng phân trắng, tỷ lệ tử vong không cao nhưng tôm lại chậm phát triển. Đến lúc bệnh kéo dài sang những giai đoạn tiếp theo, thì số lượng tôm tử vong ngày càng tăng trong khi nguyên nhân thì vẫn còn là một ẩn số. Từ đó bệnh phân trắng đã gây thiệt hại đáng kể về chất lượng và cả sản lượng cho ngành nuôi tôm ở Châu Á và nhiều khu vực khác. Mặc dù EHP và bào tử của chúng thường được tìm thấy ở tôm bị phân trắng, nhưng lại được xác định không phải là nguyên nhân chính. Ngoài ra thì Gregarine cũng được loại trừ khỏi tập hợp tác nhân chủ yếu gây ra bệnh này.

    Mối nghi ngờ lớn nhất nằm ở chủng vi khuẩn Vibrio, vì sự phong phú của chúng có thể làm phân trắng nặng hơn với tôm. Tuy nhiên kết luận cụ thể về tác nhân vẫn chưa được công bố. Vậy nguyên nhân chính gây ra bệnh phân trắng là gì?

    Mũi tên đen: gan tụy và đường ruột tôm khỏe. Mũi tên đỏ: gan tụy và đường ruột của tôm bị phân trắng.

    Đi qua sơ lược về cấu tạo thì gan tụy của tôm được cấu thành từ nhiều ống nhỏ. Tế bào biểu mô ống gan tụy bao gồm tế bào B với nhiệm vụ tiết dịch tiêu hóa, có không bào lớn; tế bào R giữ chức năng dự trữ. Cả hai tế bào B và R này đều có nhân rất nhỏ, nằm sát đáy ống gan tụy; Kế đến là tế bào F, tạo khung lớp biểu mô; tế bào E là tế bào mầm ở đầu ống gan tụy, tế bào này phân chia một cách mãnh liệt, phát triển để thay thế các tế bào B, R và F khi bị thoái hóa. Ngoài ra còn có tế bào M là tế bào cơ trơn giúp co bóp. Sự liên kết giữa các tế bào trên còn khá lỏng lẻo nên dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ bên ngoài.

    Bệnh phân trắng được chia thành 3 giai đoạn theo sư phát triển của bệnh. Bệnh lý lâm sàng của gan tụy có thể được giải thích rõ ràng bằng mô bệnh học. Khi bị phân trắng, gan tụy tôm chịu sự xâm nhập mạnh của huyết sắc tố. Ngay vị trí vết cắt gan tụy có dịch lỏng màu nâu do không bào của tế bào B tiết ra ở giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn cuối, gan tụy trở nên teo nhỏ và cô đặc như thạch vì biểu mô ống gan tụy bị suy giảm, làm giảm đi số lượng tế bào B và R một cách đáng kể.

    Vi bào tử trùng EHP được chứng minh rõ ràng không phải là tác nhân chính gây ra hội chứng phân trắng, do chúng còn xuất hiện cả trong cơ thể tôm khỏe mạnh. Mở rộng thêm thì EHP cũng có ít liên hệ đến hội chứng gan tụy cấp tính (AHPND). Khi nhiễm AHPND, gan tụy tôm bị bong tróc chứ không phải biểu mô bị teo nhỏ như phân trắng. Tuy nhiên tôm bị phân trắng thì rất dễ bị nhiễm kép AHPND.


    Các hình A, D, G (100x) giai đoạn 1; B, E, H (400x) giai đoạn 2; C,F,I (1000x) giai đoạn 3 khi tôm bị phân trắng 

    Đáng chú ý là khi phân lập 2 chủng V. parahaemolyticus và V. sinaloensis thì xác định được đây là mầm bệnh cơ hội làm gan tụy tôm có nhiều triệu chứng như khi nhiễm phân trắng. Tuy vậy đây cũng không phải là tác nhân chính gây bệnh, nhưng khi có mặt chúng, phân trắng sẽ nặng thêm và tỷ lệ tử vong của tôm sẽ ngày càng cao hơn.

    Ngoài ra có một sự khác biệt lớn về cấu trúc và chức năng của cộng đồng vi sinh vật ở tôm bệnh phân trắng và tôm khỏe. Cùng với sự tiến triển của hội chứng phân trắng thì chủng Vibrio ngày càng phong phú và cuối cùng trở thành loài ưu thế nhất trong cộng đồng vi sinh vật của tôm. Trong khi một số loài khác bị giảm triệt để sau khi tôm bệnh. Vibrio cao làm bệnh dễ phát sinh hơn rất nhiều so với các loài khác. Do đó Vibrio có thể coi là sinh vật chỉ thị cho hội chứng phân trắng này.

    Tóm lại là vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của phân trắng là gì. Trong khi Vibrio dù không phải là tác nhân chủ yếu nhưng lại đóng vai trò khá lớn gây nhiều ảnh hưởng, là nguyên nhân gây ra sự tử vong cao cho tôm. Hy vọng trong tương lai gần, ẩn số về nguyên nhân sẽ được tìm ra, đồng thời có biện pháp để hạn chế sự lây lan của hội chứng phân trắng một cách triệt để nhất.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Giá tôm hùm tụt thê thảm, thương lái chỉ mua theo kiểu

    Giá tôm hùm tụt thê thảm, thương lái chỉ mua theo kiểu "cân xô"

    Thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) của ngư dân nuôi tôm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), nhưng nhiều người nuôi tôm ở đây lỗ nặng do giá giảm sâu.
    24/08/2020
    Chủ động bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa

    Chủ động bảo vệ đàn gia cầm trong mùa mưa

    Dịch cúm gia cầm đang tái phát ở một số nơi nên người chăn nuôi ở Hậu Giang đang thực hiện các biện pháp phòng bệnh để chủ động phòng, tránh.
    24/08/2020
    Gia tăng các gen kháng kháng sinh trong nuôi thủy sản tuần hoàn

    Gia tăng các gen kháng kháng sinh trong nuôi thủy sản tuần hoàn

    Vi khuẩn kháng kháng sinh bắt đầu gia tăng trong hệ thống nuôi tuần hoàn, vốn đang là kỹ thuật điển hình để giảm sự ảnh hưởng của kháng sinh và các gen kháng thuốc.
    24/08/2020
    [Video] Tín hiệu vui xuất khẩu cá tra sang Singapore

    [Video] Tín hiệu vui xuất khẩu cá tra sang Singapore

    Tính đến giữa tháng 7/2020, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường ASEAN đạt 73,1 triệu USD, giảm 32,4% so với cùng kỳ năm trước.
    24/08/2020
    [Video]  Việt Nam sẽ có Trung tâm công nghiệp tôm đầu tiên

    [Video] Việt Nam sẽ có Trung tâm công nghiệp tôm đầu tiên

    Trung tâm Công nghiệp Tôm của cả nước cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các địa phương, nhất là các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh cả về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần hạn chế tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, kém hiệu quả.
    24/08/2020
    Tăng trưởng tôm Việt và Ecuador: Câu chuyện không tưởng có thật!

    Tăng trưởng tôm Việt và Ecuador: Câu chuyện không tưởng có thật!

    Bất ngờ hai chiến lược khác nhau nhưng đều giúp Việt Nam và Ecuador đưa ngành tôm an toàn đi qua Covid-19
    21/08/2020
    Quản lý ao nuôi thích ứng với thời tiết

    Quản lý ao nuôi thích ứng với thời tiết

    Hiện, mùa mưa đã bắt đầu, với diễn biến thời tiết sáng nắng, chiều mưa sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây hại đến tôm nuôi.
    20/08/2020
    Xác định mầm bệnh vi bào tử trùng (Microsporidia) nhiễm trong cơ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus

    Xác định mầm bệnh vi bào tử trùng (Microsporidia) nhiễm trong cơ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus

    Cá tra (P. hypophthalmus) là một trong những đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Quá trình nuôi cá tra cũng thường xuyên gặp trở ngại về bệnh. Trong đó, vi bào tử trùng Microsporidia có thể gây thiệt hại về kinh tế cho nghề nuôi cá tra.
    20/08/2020
    Chuyện giấc mơ tôm miền Tây

    Chuyện giấc mơ tôm miền Tây

    Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng trung tâm công nghiệp tôm của cả nước.
    19/08/2020
    Tương lai của nuôi trồng thủy sản

    Tương lai của nuôi trồng thủy sản

    Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được chú trọng và được xác định là tương lai của ngành thủy sản.
    19/08/2020
    Ngăn chặn dịch bệnh từ thức ăn và nguồn dinh dưỡng tối ưu cho nuôi trồng thủy sản

    Ngăn chặn dịch bệnh từ thức ăn và nguồn dinh dưỡng tối ưu cho nuôi trồng thủy sản

    Ngành thủy sản phát triển và thay đổi nhanh chóng với sự gia tăng các hệ thống nuôi nước ngọt, nước mặn bằng thức ăn ép đùn. Trong khi, bột cá trở thành vấn đề nóng của ngành thức ăn thủy sản bởi thế giới vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nguồn protein bền vững có khả năng thay thế.
    18/08/2020
    Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

    Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

    Cá diếc có thịt thơm ngon, bổ dưỡng, với hàm lượng protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, nhiều khoáng chất như can xi, phốt pho, sắt, hay vitamin B1...
    17/08/2020
    Zalo
    Hotline