Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

logo
EN

Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa
Ngày đăng: 26/10/2020 6954 Lượt xem

    điện trong ao tôm

    Các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền người dân sử dụng điện an toàn.

    Việc sử dụng điện mất an toàn thời gian qua, nhất là đối với những hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trong khi đó, theo đánh giá của ngành chức năng, vào mùa mưa bão, tỷ lệ tai nạn điện càng tăng cao hơn. Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua, các ngành, các cấp của huyện Năm Căn triển khai nhiều biện pháp tích cực nên hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn điện có thể xảy ra.

    Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này, toàn tỉnh xảy ra 23 vụ tai nạn điện. Huyện Năm Căn là 1 trong 4 đơn vị cấp huyện, thành phố không xảy ra tai nạn điện. Đạt kết quả đó là nhờ các ngành, các cấp của huyện Năm Căn làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức cũng như kiến thức cơ bản về sử dụng điện an toàn, nhất là tại các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Từ đó, việc chấp hành nghiêm theo quy định về an toàn trong sử dụng điện của người dân từng bước được nâng lên.

    Ông Lê Việt Hồng, ấp Tư, xã Hiệp Tùng, là một trong những hộ nuôi tôm công nghiệp có quy mô tương đối lớn tại xã Hiệp Tùng, cho biết: “Trong nuôi tôm, trước mắt bản thân mình phải thực hiện nghiêm an toàn về điện chứ không phải đợi khi các ngành nhắc nhở mới thực hiện. Gia đình tôi thường xuyên nhắc nhở anh em làm công không được tuỳ tiện sửa hoặc có những tác động nào liên quan đến điện. Có vấn đề gì tự tôi sửa chữa và khi sửa phải tắt cầu dao, nếu trục trặc ngoài hiểu biết của tôi thì tôi liên hệ ngành điện giúp đỡ”.

    Chị Trần Thị Kim Duy, ấp Tư, xã Hiệp Tùng, chia sẻ: “Đối với đường điện tại các ao nuôi tôm công nghiệp của gia đình thì chồng tôi rất kỹ. Thường xuyên nhắc nhở anh em làm cùng kiểm tra điện, các thiệt bị điện thường xuyên để đảm bảo an toàn cho khu vực nuôi và tính mạng con người”.

    Ngoài tuyên truyền, các ngành, các cấp của huyện Năm Căn thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức nhiều đợt kiểm tra nhằm kịp thời ngăn chặn, khắc phục và xử lý các trường hợp sử dụng điện mất an toàn của người dân. Nhìn chung, qua các đợt kiểm tra thực tế tại các đầm nuôi tôm trên địa bàn, phần lớn người dân chấp hành đúng quy định pháp luật về hoạt động điện lực, phòng ngừa vi phạm pháp luật và sử dụng điện an toàn.

    Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp vi phạm các quy định an toàn cần thiết, như tại những mấu nối đường điện chưa có băng keo dán an toàn, độ cao dây dẫn điện chưa đạt yêu cầu, dây dẫn điện còn kéo chằng chịt, trụ dẫn trong khu nuôi tôm bị mục không có sứ cách điện. Đây được xem là những lỗi chủ quan thường gặp của những hộ nuôi tôm công nghiệp. Trong khi đó, theo đánh giá của ngành chức năng, đa số các vụ tai nạn điện xảy ra là do người dân bất cẩn và chủ quan trong việc sử dụng điện, nhất là khi trời mưa, nước tiếp xúc dễ bị điện giật.

    Ông Trần Hoàng Anh, công chức xã Hiệp Tùng, cho biết: “Hàng năm xã có 2 cuộc kiểm tra định kỳ đối với những hộ nuôi tôm công nghiệp và hộ dân. Đồng thời, khi tổ chức các cuộc họp cũng lồng ghép tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, thường xuyên phối hợp với các ngành kiểm tra những hộ nuôi tôm công nghiệp để đảm bảo an toàn cho bà con Nhân dân”.

    Ông Huỳnh Văn Tuấn, Phòng Quản lý công nghiệp Sở Công thương, khuyến cáo: “Nuôi tôm công nghiệp sau điện kế, thứ nhất phải kéo điện đủ 2 dây, nóng và nguội; thứ hai là kéo dây dẫn phải đảm bảo chiều cao về độ võng thấp nhất 2,5 m, dây dẫn phải được mắc trên sứ cách điện, mô-tơ điện phải có vỏ an toàn và phải có cầu dao chống giật...”.

    Hiện đang vào cao điểm mùa mưa bão, người dân trên địa bàn, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp, cần nâng cao ý thức trong việc bảo đảm an toàn về điện. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện, các trụ điện phải đảm bảo cao ráo, chắc chắn, khi lắp đặt mô-tơ điện cần sử dụng dây nối đất an toàn để giảm nguy hiểm khi có sự cố về điện xảy ra. Cần bảo quản tốt, che chắn kỹ mô-tơ điện, vị trí đặt máy ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước. Cầu dao ngắt điện, công tắc, ổ cắm phải được lắp đặt nơi an toàn, vị trí thuận lợi để khi xảy ra tai nạn có thể xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.

    Nguồn Báo Cà Mau

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Ương cá tra chủ yếu gặp phải các bệnh truyền nhiễm, ít khi mắc đơn lẻ mà đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
    19/11/2020
    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Nuôi ếch lai kiếm hàng trăm triệu

    Anh Cao Văn Phương ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt kiếm hàng trăm triệu đồng/năm.
    18/11/2020
    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc

    Việt Nam hiện đang có hơn 130 doanh nghiệp tích cực xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc
    16/11/2020
    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11: Miền Bắc chững giá

    Giá heo hơi hôm nay 10/11/2020 tại thị trường miền Bắc chủ yếu đi ngang, biến động trái chiều ở vài nơi. Trong khi, giá heo hơi miền Trung đang giảm nhẹ.
    10/11/2020
    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối - Điều kiện đạt tỷ đô cho tôm nuôi

    Sinh khối tôm nuôi rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn được tính thủ công, độ chính xác thấp và dễ gây stress cho tôm.
    10/11/2020
    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm nuôi của Trà Vinh vượt kế hoạch cả năm

    Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh Trà Vinh đã được thu hoạch trong 10 tháng qua đạt hơn 64.366 tấn.
    09/11/2020
    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

    Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như sáng trời nắng chiều chuyển mưa, hay thời tiết nắng nóng vài ngày chuyển sang mưa và nền nhiệt độ hạ thấp đột ngột làm cho gia súc gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi vào thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng tốt một số biện pháp sau:
    09/11/2020
    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 100 triệu USD

    Việt Nam hướng tới mục tiêu, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 50.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD.
    06/11/2020
    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Thị trường cá tra đang “ấm” dần

    Sự phục hồi trở lại của xuất khẩu cá tra trong những ngày gần đây đang có tác động tích cực đến thị trường giá cá tra nguyên liệu trong nước, giúp người nuôi bước đầu có lãi sau chuỗi ngày liên tiếp lỗ nặng vì rớt giá.
    06/11/2020
    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    Giải pháp phát triển chăn nuôi: An toàn sinh học

    An toàn sinh học với việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi là hướng sản xuất an toàn và cần đẩy mạnh. Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học chính là bảo vệ sự an toàn cho chính người nuôi và người tiêu dùng
    05/11/2020
    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

    Mưa, lũ sẽ khiến môi trường ao nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động. Thực hiện tốt các biện pháp khắc phục sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.
    05/11/2020
    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Ngoài nhiệt độ, thời tiết còn tác động gì đến NTTS?

    Thời tiết khí hậu là những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các loại hình nông nghiệp, bao gồm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên người nuôi chỉ quan tâm nhiều đến nhiệt độ mà bỏ qua sự gây hại của các diễn biến thời tiết khác.
    04/11/2020
    Zalo
    Hotline