Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

logo
EN

Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ
Ngày đăng: 23/10/2020 7672 Lượt xem

     

    Tôm tiếp xúc với chì trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tôm.

    Gan tụy thường được cho là cơ quan mục tiêu của độc tính kim loại, trong đó có chì.

    Ô nhiễm kim loại nặng là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe của các loài động vật dưới nước. Do những kim loại này có đặc tính tích lũy sinh học và không thể phân hủy được. Nguồn kim loại nặng trong nước thường phát sinh từ các nhà máy công nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp, các kim loại này sẽ tích tụ trong cơ thể các động vật thủy sản gây hại và ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng sinh thái của môi trường.

    Những kim loại nặng không chỉ có nguy cơ tác động đến sự tồn tại và sinh lý của các động vật, mà có thể gây đột biến gen và di truyền cho đời sau. Trong đó, chì là một trong những kim loại có hàm lượng cao nhất của môi trường. Nồng độ chì đo được ở nhiều của sông, ven biển ở một vài khu vực gần nhà máy quá mức cho phép và đã tích lũy vào cơ thể sinh vật. Một phân tích tổng hợp cho thấy, nồng độ chì trong tôm thẻ chân trắng có thể là cao nhất trong các loài tôm. 

    Gan tụy thường được cho là cơ quan mục tiêu của độc tính kim loại và cả những áp lực khác từ môi trường nước. Các nghiên cứu trước đây chứng minh trong gan tụy tôm có chứa cadmium, crom, thủy ngân… nếu có tiếp xúc với những kim loại nặng này. Trong đó cũng có chì, tuy nhiên vẫn chưa biết được cơ chế gây độc. Do đó, nghiên cứu này sẽ đi sâu vào sự gây độc của chì với gan tụy tôm thẻ chân trắng khi có sự tiếp xúc gần.

    Kết luận có sự gia tăng đáng kể tế bào B của gan tụy tôm thẻ khi tiếp xúc trực tiếp với chì trong thời gian dài. Tế bào B trong gan tụy có một không bào lớn, với chức năng tiêu hóa nội bào và bài tiết cho gan tụy. Gan tụy của tôm cũng được xem là cơ quan đích của nhiều kim loại nặng không chỉ riêng chì. Và đương nhiên gan tụy cũng có cơ chế riêng ứng phó với kim loại nặng trong môi trường, nhưng điều đó vẫn còn là ẩn số. Tôm có sự trao đổi chất bù trừ với sự gia tăng hoạt động của các enzym tiêu hóa trong gan tụy, để đáp ứng việc giảm thiểu năng lượng do tiếp xúc với kim loại nặng cấp tính. Sự gia tăng tế bào B của gan tụy cũng do sự bù đắp cho sự gia tăng hoạt động của các enzyme.

    Phơi nhiễm chì sẽ làm thay đổi nghiêm trọng quá trình trao đổi chất của tôm, gây ra sự chết rụng của các tế bào, cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng của tôm, hơn nửa là tăng tốc độ tự hủy của ty thể trong tế bào. Ngoài ra, khi nhiễm chì cấp tính còn ảnh hưởng đến biểu hiện gen của tôm, làm tôm dễ nhiễm các mầm bệnh hơn. Quá trình “đóng gói” mầm bệnh của hệ miễn dịch cũng do ảnh hưởng của chì mà bị đình trệ. 

    Các cơ chế bị thay đổi do độc tính của chì bao gồm việc tạo ra sự stress oxy hóa, tác động đến lipid, protein và các acid nucleic DNA, riboxom trong tế bào, hệ thống gan tụy và làm tê liệt hệ thống thần kinh của tôm. Nhiễm chì cũng làm khả năng đối kháng với tia cực tím, chống sốc nhiệt của tôm bị giảm sút. Ngoài ra, còn có thêm việc chì sẽ cạnh tranh với các cation nội sinh (Ca, Zn) trên các liên kết protein, làm thay đổi chức năng của các protein này. 

    Nếu tôm tiếp xúc trong thời gian dài với chì sẽ gây ảnh hưởng đến tôm ở cả cấp độ phân tử bao gồm các gen, DNA, protein và ribosome. Hoạt động của hệ miễn dịch tôm cũng bị ảnh hưởng lớn. Và quan trọng nhất khi gan tụy tôm lại là cơ quan đích, bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu phơi nhiễm chì. Những phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng về những hiểu biết đối với các tác động sinh học bất lợi của chì. Tuy nhiên cơ chế gây độc chính xác vẫn chưa rõ ràng, cần phải nghiên cứu thêm để có nhiều hữu ích hơn cho việc giám sát môi trường nước và đánh giá sức khỏe của tôm nuôi. Từ đó có biện pháp bảo vệ tôm khỏi sự phơi nhiễm kim loại nặng, độc hại.

    Hà Tử - Tép Bạc
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline