Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

logo
EN

Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’
Ngày đăng: 17/07/2020 10792 Lượt xem

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.

    Collagen thu được trở thành nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu lớn của ngành sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm với tiềm năng được dự báo lên tới 7,5 tỷ USD vào năm 2027.

    Với sản lượng 1,3 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2019, cá tra hiện đang là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thực tế, nguồn lợi nhuận từ cá tra hoàn toàn có thể nâng cao hơn nữa nếu việc xử lý phụ phẩm từ ngành này được đầu tư tương xứng, đặc biệt là da cá tra.

    Da cá tra sau khi được lọc thường bị bỏ đi hoặc bán với giá rất rẻ. Ảnh: Hiệp hội cá tra Việt Nam.

     

    Da cá tra sau khi được lọc thường bị bỏ đi hoặc bán với giá rất rẻ. Ảnh: Hiệp hội cá tra Việt Nam.

    Thực tế, phần thịt cá sử dụng trong sản phẩm phi lê chỉ chiếm 30% trọng lượng thân cá, 70% còn lại như đầu, da, xương trở thành phụ phẩm, được bán với giá rất rẻ chỉ từ 6.000-8.000 đồng/kg. Theo thống kê của tạp chí Thủy Sản, trung bình mỗi ngày một nhà máy chế biến sản phẩm cá tra thải ra khoảng 5 - 8 tấn da cá. Trong khi đó, da cá tra có tới 50% hàm lượng chất khô là collagen trong tổng số 69% protein. Nếu tận dụng được nguồn nguyên liệu này, thì giá trị của ngành nuôi và chế biến cá tra sẽ lên một tầm cao mới. Bởi lẽ, theo báo cáo của Grand View Research, nhu cầu thị trường collagen toàn cầu năm 2019 ước tính khoảng 920 tấn và quy mô thị trường collagen dự kiến đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 6,4% trong giai đoạn 2020 -2027.

    Bắt đầu từ những năm 2000, các nghiên cứu về phương pháp tách chiết collagen từ da cá tra đã được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm. Điều này đã khiến cho PGS –TS Phan Đình Tuấn cùng các cộng sự tại trường ĐH Bách khoa TP HCM tiến hành nghiên cứu phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra đạt chất lượng dùng được trong sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm.

    “Trước nghiên cứu của chúng tôi, các tác giả chỉ tiến hành xử lý chất béo trong bước đầu tiên, dẫn đến việc hàm lượng chất béo trong sản phẩm collagen thường trên 4-5%, trong khi yêu cầu hàm lượng chất béo trong các sản phẩm có khả năng ứng dụng mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm phải đạt dưới 0,5%. Cái khó hơn nằm ở việc, khi hàm lượng chất béo được tách ra càng nhiều thì lượng collagen trong da cá sau khi được xử lý càng thấp, dẫn đến hiệu suất thu hồi collagen thấp” – PGS.TS Phan Đình Tuấn đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ về bài toán mà nhóm nghiên cứu cần giải quyết.

    Ngành sản xuất cá tra hoàn toàn có thể nâng cao giá trị nếu các sản phẩm từ loài cá này được tận dụng hiệu quả. Ảnh: Vneconomy.vn.
    Ngành sản xuất cá tra hoàn toàn có thể nâng cao giá trị nếu các sản phẩm từ loài cá này được tận dụng hiệu quả. Ảnh: Vneconomy.vn.

    Để tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra với hiệu suất và chất lượng cao, nhóm nghiên cứu đã tiến hành ba bước gồm: xử lý da cá, chiết collagen và tinh chế collagen. Thực tế, phương pháp loại bỏ chất béo có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất thu nhận collagen. Bởi, nếu làm không tốt sẽ vô hình trung làm mất đi đáng kể lượng collagen có trong da cá. Vì thế, nhóm nghiên cứu tập trung vào cải tiến bước xử lý da cá và tinh chế collagen.

    Để đạt được mục tiêu, PGS.TS Phan Đình Tuấn và các cộng sự đã tiến hành loại bỏ chất béo bằng cách sử dụng hóa chất và dung môi hữu cơ đến một mức độ nhất định nhằm tránh tổn thất protein colagen, sau đó sử dụng phương pháp tách chất béo bằng CO2 ở trạng thái siêu tới hạn.

    Cụ thể, da cá tra nguyên liệu được ngâm trong dung dịch NaOH và chất hoạt động bề mặt LASNa (Natri linear ankyl benzen sulfat), với tỷ lệ 1/10 nhằm loại bỏ chất béo trong hai giờ để tẩy màu và khử mùi da cá. Công đoạn này làm da cá trương nở, các liên kết protein - lipit bị phá vỡ khiến phân tử chất béo tách ra khỏi bề mặt da cá. Khi đó, LASNa giúp phân tách các phân tử chất béo ra khỏi bề mặt da cá nhanh chóng và ngăn cản sự bám trở lại của các phần tử chất béo lên bề mặt da cá.

    Để giảm tỷ lệ thất thoát protein, các nhà nghiên cứu chỉ tách chất béo đến một tỷ lệ nhất định, phần chất béo còn lại trong da cá sẽ được tách hoàn toàn ở bước tinh chế colagen bằng dung môi CO2 ở trạng thái siêu tới hạn (khi cả nhiệt độ và áp suất bằng hoặc lớn hơn điểm tới hạn của 31°C và 73 atm).

    Sau đó, collagen được chiết khỏi da cá bằng cách cho axit axetic kết hợp với enzym pepsin trong thiết bị phản ứng (gồm bộ phận làm lạnh, bình phản ứng hai vỏ bằng thủy tinh có cánh khuấy, và bộ phận điều khiển thiết bị gắn với máy vi tính). Môi trường nhiệt độ chiết dao động từ 3-17°C, tỷ lệ da cá/dung dịch là 1/20 - 1/80 (khối lượng/thể tích), nồng độ enzym pepsin nằm trong khoảng 0,025-0,075%, nồng độ axit axetic nằm trong khoảng 0,25 -0,75M và thời gian chiết là 24 giờ.

    Ở bước cuối cùng, collagen được tách chiết bằng cách bổ sung NaCL để tạo kết tủa rồi tiến hành ly tâm để thu tủa collagen thô. Đem sản phẩm thu được hòa tan trong dung dịch axit axetic 0,5M với tỷ lệ rắn/lỏng là 1/10 (khối lượng/thể tích) để loại bỏ chất khoáng bằng phương pháp thẩm tích. Cuối cùng, dịch colagen được đem đi sây khô bằng máy sấy thăng hoa trước khi đưa đi tiến hành loại béo hoàn toàn bằng dung môi CO2 siêu tới hạn ở nhiệt độ 45°C, áp suất 200bar (20Mpa) và tốc độ dòng CO2 siêu tới hạn là 10g/phút, trong khoảng thời gian là 30 phút.

    “Collagen thu được bằng phương pháp này có phân tử lượng cao, không màu, không mùi và hàm lượng béo rất thấp, phù hợp với ứng dụng làm nguyên liệu cho sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Khi để ở nhiệt độ dưới 39,5oC, collagen không bị biến tính về cấu trúc nên dễ bảo quản. Đặc biệt, hiệu suất thu nhận đạt 89% tránh lãng phí nguồn nguyên liệu đầu vào, giúp nâng cao giá trị cho cá tra nói chung và các sản phẩm chế biến từ cá tra nói riêng””- PGS TS Phan Đình Tuấn cho biết thêm.

    Phương pháp cách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra do PGS.TS Phan Đình Tuấn và các cộng sự tại ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh thực hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0001753.

    Nguồn Khoa học và phát triển

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho động vật thủy sản
    24/09/2020
    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    “Tuần hàng cá tra và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội” là sự kiện nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, đặc sản cá tra của Đồng Tháp cho người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội
    24/09/2020
     Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Tính đến hết tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 913,4 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
    23/09/2020
    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Con tôm sú đã giúp giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, cá biệt có những hộ thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vụ nuôi năm 2019 - 2020, tôm sú mùa nước mặn phát triển chậm, giá cả không ổn định, người nuôi chịu nhiều thiệt hại. Bù lại, bà con thắng lợi vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng.
    22/09/2020
    Vermiform và bệnh phân trắng

    Vermiform và bệnh phân trắng

    Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng.
    22/09/2020
    Niềm vui trúng mùa được giá

    Niềm vui trúng mùa được giá

    Khác với quy luật "được mùa mất giá, mất mùa được giá" những năm gần đây, nhiều nhà nông ở miền Tây Nam Bộ đang phấn khởi vì tôm và lúa trúng mùa vẫn được giá.
    21/09/2020
    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi ở những khu vực khác nhau được nuôi bằng chế độ cho ăn khác nhau, phổ biến nhất là phương pháp bón phân gây màu hoặc cho ăn bổ sung. Thức ăn là nguyên liệu đầu vào định hướng chi phí cao nhất trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, thức ăn có hiệu quả càng cao thì chi phí sản xuất càng ít.
    18/09/2020
    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Xuất khẩu tôm khả quan giúp ngành tôm được vực dậy sau khoảng thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
    17/09/2020
    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Có nhiều tranh cãi giữa việc ăn hải sản đánh bắt tự nhiên tốt hơn so với hải sản được nuôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá nuôi tốt hơn. Dưới đây là sự phân tích những nhận định so sánh giữa tôm cá nuôi và đánh bắt tự nhiên.
    16/09/2020
    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan, vậy tại sao con tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực?
    16/09/2020
    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc tháng 8, Việt Nam xuất siêu 5 tỉ USD. Do đó, lũy kế 8 tháng năm 2020, Việt Nam thặng dư thương mại lên đến con số 13,5 tỉ USD.
    16/09/2020
    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ tên khoa học là Ctenopharyngodon idella là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Cá Trắm cỏ là một trong những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế cao, là loại cá có thịt ngon, thơm và giàu dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
    15/09/2020
    Zalo
    Hotline