Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

logo
EN

Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi
Ngày đăng: 03/09/2020 8141 Lượt xem

    Với kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí, mô hình nuôi ruồi lính đen được đánh giá có lợi ích thiết thực cho môi trường, đảm bảo an toàn với vật nuôi và sức khỏe con người. Nhận thấy được những ưu điểm này, anh Lê Phước Sang - chủ hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã triển khai mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi trang trại, tạo thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường...

    Từ ấu trùng ruồi lính đen, anh Sang tận dụng làm thức ăn chăn nuôi cho gà, vịt, cá

    Từng theo học Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, anh Lê Phước Sang luôn trăn trở về vấn đề xử lý nguồn rác thải từ chế biến nông sản, nhất là mặt hàng xoài, khâu trở ngại nhất là người sản xuất, chế biến xoài chưa tìm được giải pháp xử lý hiệu quả. Từ mối quan tâm này, anh Sang đã nghiên cứu và nhận thấy ruồi lính đen có thể tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp, là tiềm năng mang lại giá trị xanh cho môi trường.

    Sau khi tìm hiểu, khoảng đầu năm 2019, anh Sang bắt đầu thử nghiệm nuôi ruồi lính đen với quy mô khoảng 70m2 tại xã Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh. Tuy nhiên, theo anh Sang, để nhân cấy được đàn ruồi lính đen là việc vô cùng khó khăn bởi sinh vật này khó thích nghi với thời tiết nóng nên thời gian đầu thử nghiệm, đàn ruồi bị chết nhiều. Để khắc phục tình trạng thời tiết nóng, anh Sang sử dụng quạt phun sương làm mát cho ấu trùng phát triển tốt. Ngoài ra, anh Sang phải lặn lội nhiều nơi để tìm và chọn lọc nguồn con giống có chất lượng nhằm đảm bảo việc nuôi cấy.

    Qua 1 năm thử nghiệm mô hình, nhận thấy việc nuôi rồi lính đen đã đi vào “guồng quay” ổn định, tháng 1/2020, anh Sang quyết chọn địa điểm tại thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh thuê đất, mở rộng diện tích nuôi ruồi lính đen. Với diện tích khoảng 5.000m2, anh Sang chia trang trại ra làm 5 khu vực phục vụ cho quy trình sản xuất: nhập nguyên liệu chế biến, nuôi ấu trùng, xử lý phân, chứa nguyên liệu sau chế biến, khu chăn nuôi. Mỗi ngày, trang trại thu mua 6 - 10 tấn rác thải phụ phẩm từ chế biến xoài trên địa bàn huyện Cao Lãnh.

    Theo anh Sang, ruồi lính đen là sinh vật không gây hại, không mang mầm bệnh truyền nhiễm. Thức ăn của loài sinh vật này chủ yếu từ các loại rau, củ, quả, thức ăn thừa... Vòng đời của ruồi lính đen chỉ kéo dài khoảng 40 ngày và chia ra 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng, ruồi trưởng thành. Trong toàn bộ quá trình sinh trưởng, ấu trùng là giai đoạn mang lại hiệu quả cao nhất vì có thành phần dinh dưỡng cao. Trong đó, gồm 43 - 51% protein, 15 - 18% chất béo, 2,8 - 6,2% canxi, 1 - 1,2% phốtpho... đảm bảo dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi cho gà, vịt, heo. Ấu trùng ruồi lính đen cũng là thức ăn để nuôi các loại thủy sản như: tôm, cua, cá, lươn, ếch...

    Hiện tại, Trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota đã sử dụng ấu trùng làm thức ăn cho gà, vịt với tổng đàn hơn 2.000 con. Anh Sang cũng tận dụng ấu trùng trộn với cám ép ra viên làm thức ăn cho đàn cá trê, cá rô... Mỗi tháng, trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota cung ứng cho thị trường khoảng 3 - 4kg trứng ruồi lính đen (10gram trứng có thể cho ra 20 - 40kg ấu trùng); đồng thời cung ứng khoảng 5 - 7 tấn phân ruồi lính đen. Khách hàng chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh, thành miền Trung, miền Bắc. Ngoài ra, anh Sang còn dùng phân hoai mục cho ruồi để ủ vi sinh hoai mục, bán cho nông dân địa phương bón cây. Từ mô hình này anh đã giải quyết việc làm cho 8 lao động tại địa phương.

    “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục thu mua phế phẩm xoài, mở rộng diện tích nuôi ấu trùng nâng cao năng suất sản xuất. Đồng thời triển khai các giải pháp nhằm tìm thêm thị trường mới, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm từ ruồi lính đen”- anh Sang nói thêm.

    Ông Huỳnh Thanh Sơn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh cho biết: “Là địa phương có diện tích canh tác nông sản lớn, nhất là mặt hàng xoài, nên nếu áp dụng tốt mô hình nuôi ruồi lính đen sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi của Trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota đã tạo ra luồng gió mới cho việc chăn nuôi theo hướng an toàn, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để tạo ra giá trị bền vững, thời gian tới, địa phương sẽ hỗ trợ đơn vị trong việc đăng ký chất lượng sản phẩm, thương hiệu và thiết kế bao bì nhãn mác...”.

    Theo Trang Huỳnh - Nguồn Báo Đồng Tháp

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nguyên nhân
    03/11/2020
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline