Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

logo
EN

Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất
Ngày đăng: 30/06/2020 8262 Lượt xem

    Việt quất có thể phá vỡ màng tế bào, ngăn cản virus gây hại.

    Việt quất, phá vỡ bức tường bảo vệ của vi khuẩn – màng tế bào, ngăn cản sự tăng sinh của cả virus gây hại.

    Chủng Vibrio parahaemolyticus là một loài vi khuẩn gram âm, tồn tại trên nhiều động vật phù du, cá, tôm hay các động vật có vỏ và thậm chí ở những sản phẩm thủy sản đã được sơ chế. Đây cũng là một mầm bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, các sản phẩm tươi sống hay đông lạnh của nghề chế biến, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ngành thủy sản. Đặc biệt hơn khi con người ăn phải những sản phẩm có chứa vi khuẩn này, sẽ gây ra những triệu chứng viêm ruột và dạ dày cấp tính, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, hoặc các triệu chứng nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.

    Phương pháp điều trị vẫn thường dùng để hạn chế tác hại của vi khuẩn này đó là kháng sinh. Nhưng sự kháng kháng sinh là một vấn đề hết sức đáng ngại trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, một số nghiên cứu về các chất thay thế kháng sinh đang được thiết lập trong những năm gần đây. Nhiều chuyên gia đã báo cáo, các hợp chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ thực vật, sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều mầm bệnh. Những hợp chất này có khả năng tăng cường sức khỏe tôm, tạo ra các đặc tính bảo vệ tôm chống lại viêm sưng và các bệnh mãn tính, cũng như chống oxy hóa. Đặc biệt là thúc đẩy hệ miễn dịch của tôm đủ sức đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể.

    Việc sử dụng các hợp chất từ tự nhiên là một chiến lược quan trọng để kiểm soát mầm bệnh gây hại trên thủy sản. Những hợp chất này sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc của tế bào vi khuẩn, thành, màng cũng như các cấu trúc nội bào bên trong. Các chiết xuất trong quả việt quất đã được nghiên cứu và chứng minh là ức chế được các chủng vi khuẩn Listeria monocytogenes và Salmonella enteritidis. Những thử nghiệm này chủ yếu tập trung vào các vi khuẩn ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy tác động của việt quất đến các mầm bệnh gây hại trên tôm nuôi thương phẩm vẫn chưa có những cơ sở chắc chắn. Nên nghiên cứu này tập trung vào việc làm sáng tỏ cơ chế kháng khuẩn của những chiết xuất trên trên vi khuẩn v.parahaemolyticus gây hại cho tôm thẻ.

    Rất nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, có vô số thành phần từ tự nhiên có khả năng ức chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn trên các sản phẩm thủy sản. Các chiết xuất từ thảo dược đã được tìm thấy rất nhiều, trong đó có dihydromyricetin, chất này sẽ phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, có hoạt tính chống lại V.parahaemolyticus rõ ràng. Và quả việt quất chính là một nguồn cung cấp tuyệt vời. Dihydromyricetin có đặc tính kiềm khuẩn mạnh hơn cả kháng sinh, không chỉ ức chế trực tiếp sự phát triển và sống sót của vi khuẩn mà còn sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố độc lực và kháng bệnh.

    Màng tế bào là bộ phận rất quan trọng để duy trì cấu trúc của vi khuẩn, nó như một hàng rào chắn với chức năng thấm chọn lọc, bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác nhân và để chúng hấp thu chất dinh dưỡng duy trì sự phát triển. Các dung dịch nội bào, bao gồm axit nucleic, protein và các chất khác, sẽ dễ dàng bị rò rỉ ra ngoài khi màng tế bào này bị phá vỡ. Những chiết xuất trong việt quất sẽ phá tan bức tường bảo vệ này, hủy hoại cấu trúc màng, làm hỏng acid nucleic và protein bên trong. Ngoài ra còn thay đổi áp suất thẩm thấu giữa bên trong và bên ngoài tế bào, gây ảnh hưởng đến quá trình phiên mã và tái cấu trúc DNA trong tế bào của vi khuẩn.

    Những hoạt chất này có hoạt tính oxy hóa tuyệt vời, có lợi cho quá trình trao đổi chất và hỗ trợ chức năng đường ruột. Cộng thêm tính chất kháng viêm và có thể làm giảm sản xuất lượng độc tính trong tế bào. Về mặt kháng khuẩn, ngoài tác dụng phá hủy màng, các chiết xuất còn làm màng này bị vô hiệu hóa, không bám vào được vào bề mặt vật chủ. Thêm nữa là khả năng ức chế mầm bệnh trong đường ruột và bảo tồn hiệu quả của men vi sinh. Đặc biệt hơn, những thành phần trong việt quất còn được nghiên cứu thêm là có hoạt tính kháng virus, ức chế quá trình nhân lên và sao chép của virus.

    Quả việt quất đã chứng minh được chức năng kháng khuẩn, kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Do đó, những chiết xuất này có tiềm năng để phát triển trong tương lai như một chất bảo quản tự nhiên và rất an toàn. Tuy vậy cũng cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể có những giả thuyết chắc chắn khi đưa việt quất vào sử dụng cho công cuộc kháng khuẩn trên tôm nuôi.

    Hà Tử
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR ở tôm thẻ

    Nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng cải thiện FCR dựa trên nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng hàng tuần.
    14/10/2021
    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm

    Hiện tượng đục cơ ở tôm thẻ chân trắng xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Khi bị bệnh tôm có các biểu hiện như phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh vì không thể duỗi ra được.
    11/10/2021
    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

    Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít...
    28/09/2021
    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

    Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.
    20/09/2021
    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Làn sóng Covid-19 mới làm xáo trộn sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam

    Tính tới 15/7/2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả cho những nỗ lực lớn của DN trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, các DN vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid gây ra ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.
    18/08/2021
    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian

    VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan để báo cáo các khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất, kiến nghị phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau giai đoạn «3 tại chỗ».
    04/08/2021
    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Vì Covid-19, giá cá tra nguyên liệu có thể biến động trong thời gian tới

    Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tới hết tháng 6/2021, tổng diện tích thả nuôi cá tra đạt đạt 1.750 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020 (698 nghìn tấn). Các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ.
    04/08/2021
    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tốt sản lượng và phát triển thị trường

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, cần thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân) để quyết tâm xây dựng ngành tôm mang lại giá trị cao nhất.
    22/07/2021
    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

    Các chợ đầu mối tạm đóng cửa nên một số loài thủy sản ở TP Cần Thơ đã đến lứa thu hoạch với sản lượng lớn nhưng tiêu thụ rất chậm.
    19/07/2021
    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD

    Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản trong tháng Sáu vừa qua tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.
    12/07/2021
    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Hàng thủy sản ách tắc chờ “giấy PCR” âm tính COVID-19

    Theo phản ánh của DN thủy sản, từ sáng hôm nay (ngày 8/7/2021), toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ Tp.HCM - ĐBSCL đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm), còn các nhà vận chuyển thì không kịp chuẩn bị cho yêu cầu mới này.
    12/07/2021
    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Ảnh hưởng toàn diện của Pepsin trên cá tra

    Pepsin có thể vô hiệu hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng khi sử dụng protein thực vật thay bột cá trong thức ăn cá tra. Tác động của pepsin khá toàn diện thể hiện ở mặt năng suất sinh trưởng, sinh lý máu và chất lượng nước nuôi cá tra.
    29/06/2021
    Zalo
    Hotline