Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

logo
EN

Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020
Ngày đăng: 15/07/2020 10191 Lượt xem

    Đối diện với nhiều khó khăn, ngành thủy sản nửa đầu năm 2020 có nhiều biến động.

    Giá cá tra nguyên liệu liên tục đứng ở mức thấp từ đầu năm 2020 tới nay, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019, giá tôm dù đang nhích dần nhưng vẫn ở mức thấp.

    Giá cả

    Cá tra

    Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục đứng ở mức thấp từ đầu năm 2020 tới nay; hiện nay giá 17.500 – 18.000 đ/kg đối với loại 700-800 g/con, trong khi giá thành sản xuất từ 21.000 - 22.000 đồng/kg, giảm 45% so với cùng thời điểm năm 2019.

    Nguyên nhân, do Dịch COVID-19 lan rộng làm đình trệ hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu tại các thị trường, nhu cầu giảm, giá xuất khẩu hạ khiến xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 20,2% và EU giảm 36%, xuất khẩu sang Mỹ giảm 15%, xuất khẩu sang ASEAN giảm 24,4%.Hiện nay tình trạng hạn mặn bất thường đã xảy ra ở ĐBSCL khiến cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu bị ảnh hưởng, người nuôi ở một số địa phương đã ngưng thả nuôi do không đủ điều kiện nước, thủy lợi cho việc thả vụ mới.


    Giá cá tra thịt trắng loại 1 tại Đồng Tháp. ĐVT: đ/kg (Nguồn: Tính toán từ số liệu của VASEP)

    Tôm

    Sau một thời gian sụt giảm do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, từ đầu tháng 5/2020, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng trở lại và duy trì mức cao trong tháng 6/2020 ở mức: Tôm chân trắng loại 100 con/kg giá 95.000 - 100.000 đồng, tăng 15.000 - 20.000 đồng/kg so với cách đây 3 tháng. Tôm sú cỡ 30 con/kg giá 200.000 - 230.000 đồng, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg.

    Nguyên nhân là tồn kho tại các thị trường lớn không nhiều, nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Sản xuất tôm từ các nguồn cung chính của thế giới như Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…đều đang gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

    Do dịch bệnh diễn biến khó lường, Chính phủ Ấn Độ kéo dài phong tỏa, khiến chuỗi cung ứng tôm bị đứt gãy. Nuôi tôm Ấn Độ gặp khó khăn từ khâu con giống đến vấn đề đầu ra, giá tôm và sản lượng tôm sụt giảm mạnh. Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự Ấn Độ do COVID-19. Tôm nuôi Trung Quốc bị virus CIV-1 tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Indonesia, Thái Lan cũng bị tác động ít nhiều từ đại dịch, đây cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm của Việt Nam nếu đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu.


    Diễn biến giá tôm sú loại 30 con/kg tại ĐBSCL. ĐVT: đ/kg (Nguồn: Tính toán từ số liệu của VASEP)

    Cung, cầu

    Sản lượng

    Trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt gần 3,04 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, sản lượng khai thác đạt 1,5 triệu tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, khai thác biển đạt 1,4 triệu tấn, giảm 2,1%.

    Dù khai thác giảm, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng đạt 1,54 triệu tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá các loại ước đạt 1,05 triệu tấn, giảm 2,8% (cá tra đạt 462.000 tấn, giảm 6,3%); sản lượng tôm các loại đạt 252.200 tấn, tăng 6,5% (tôm sú đạt 88.300 tấn, tăng 0,9%; tôm thẻ chân trắng đạt 104.900 tấn, tăng 9,5%).

    Ước 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt gần 3,8 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, sản lượng khai thác đạt gần 1,9 triệu tấn, tăng 1,7%; nuôi trồng trên 1,9 triệu tấn, tăng 1,2%.

    Nhập khẩu

    Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thủy sản các loại về Việt Nam 5 tháng đầu năm 2020 đạt 698,97 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.

    Thủy sản nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Ấn Độ, chiếm 13,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại của cả nước, đạt 95,14 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước; Na Uy là thị trường lớn thứ 2 cung cấp thủy sản cho VIệt Nam, chiếm 12% trong tổng kim ngạch, đạt 83,69 triệu USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước;

    Kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ một số thị trường chính 5 tháng đầu năm 2020. (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

    Xuất khẩu

    Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 5/2020 đạt 641,81 triệu USD, tăng 4% so với tháng 4/2020 nhưng giảm 15,9% so với tháng 5/2019; Tính chung 5 tháng đầu năm 2020 kim ngạch đạt trên 2,89 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2019.

    Nhật Bản đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam, chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 547,53 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019.

    Tiếp sau đó là thị trường Mỹ đạt 490,16 triệu USD, chiếm 17%, giảm 3,8%; Xuất khẩu sang EU đạt 425,19 triệu USD, chiếm 14,7%, giảm 13,2%; Trung Quốc đạt 373,18 triệu USD, chiếm 12,9%, giảm 2,3%; Hàn Quốc đạt 282,81 triệu USD, chiếm 9,8%, giảm 8,4%.


    Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ một số thị trường chính 5 tháng đầu năm 2020. (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

    Cảnh báo, dự báo

    Cảnh báo

    Từ đầu năm 2020 đến nay xuất khẩu cá tra đối mặt với khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trên thế giới. Dịch diễn biến phức tạp ở nhiều nước châu Âu, châu Á… đã làm tăng thêm khó khăn cho đầu ra cá tra trong thời gian tới và nếu không có giải pháp hợp lý, hiệu quả thì mục tiêu xuất khẩu cá tra khoảng 2,2 tỷ USD của năm 2020 sẽ khó đạt.

    Dự báo

    VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong những tháng tới sẽ hồi phục dần vì thị trường EU đã bắt đầu mở cửa thông thương trở lại từ tháng 5/2020, nhu cầu sẽ tăng dần trong những tháng tới. Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid còn phức tạp tại Mỹ và một số nước khác nên sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại thủy sản chung của toàn cầu. Do vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khó hồi phục mạnh trong những tháng cuối năm.

    Dự kiến với đà tăng trưởng mạnh trong các tháng gần đây thì Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản Việt Nam trong năm nay và sẽ bù đắp phần đáng kể cho sự sụt giảm tại các thị trường EU, Mỹ.

    Dự báo xuất khẩu cá tra trong thời gian tới sẽ tăng do thủy sản là sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu nên dù dịch có kéo dài thì thị trường vẫn cần. VASEP cho rằng: Dù có những khó khăn nhất định song nhiều khả năng thị trường sẽ hồi phục sau dịch. Và thực tế thì thị trường Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi do đó nhiều doanh nghiệp đang tập trung xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và thị trường này được xem là thị trường quan trọng tạo sức bật phục hồi xuất khẩu cá tra. Bên cạnh đó, EU sẽ bắt đầu mở lại từng phần, doanh nghiệp nên đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Ở các thị trường khác như ASEAN, Nhật Bản, Nga… các doanh nghiệp nên có hướng tiếp cận phù hợp.

    Theo nhận định của VASEP, với tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại các thị trường xuất khẩu lớn, như: Mỹ, EU, Brazil… nên xuất khẩu cá tra quý 2/2020 vẫn giảm. Nếu quý 3/2020, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi.

    Xuất khẩu tôm dự báo có nhiều cơ hội xuất khẩu hậu COVID-19 khi các đối thủ chính như tôm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn. Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở Châu Âu, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp.

    Tuy nhiên, tôm Việt Nam đang phải chịu tác động của dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn. Người dân được khuyến cáo mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu COVID-19 được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi nên đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Trong bối cảnh dịch COVID-19, các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn. xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 7.

    VITIC

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nguyên nhân
    03/11/2020
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline