Tôm dưới áp lực từ pH

logo
EN

Tôm dưới áp lực từ pH
Ngày đăng: 15/10/2020 8662 Lượt xem

    Tôm thẻ chân trắng

    pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất.

    Dưới áp lực của việc thay đổi giá trị pH trong một khoảng thời gian dài, tôm sẽ không thể phát triển bình thường được nữa.

    Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản quan trọng nhất ở Trung, Nam Mỹ và các nước ven biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng tăng, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tôm. Khí độc amoniac, thiếu oxy và độ mặn thấp sẽ gây stress, tổn thương gan tụy và ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu của tôm.

    Thực ra pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhấtGiá trị pH trong ao thường dao động trong khoảng 6,6 đến 10.2, do sự biến đổi của các quá trình quang hợp và hô hấp. Tôm thẻ chân trắng lại là một loài rộng muối, nên chức năng sinh lý của chúng bị ảnh hưởng rất lớn bởi pH. Như đã biết trước đây, việc thay đổi pH sẽ làm tôm bị stress, giảm thiểu các phản ứng miễn dịch, phá hủy một số mô và hệ vi sinh vật đường ruột. Nếu pH thay đổi trong khoảng thời gian ngắn thì chưa thể cho thấy sự thay đổi chức năng của các sinh vật thủy sinh. Tuy nhiên khi pH thay đổi liên tục trong một thời gian dài, sẽ gây ra không ít thương tổn cho tôm về hiệu suất tăng trưởng và sức khỏe của chúng.

    Ruột tôm là một cơ quan quan trọng để tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và đáp ứng các hoạt động miễn dịch. Trong ruột, cấu trúc và chức năng của hệ vi sinh vật sẽ liên quan mật thiết đến sức khỏe vật chủ. Có thể thấy khi các thông số môi trường thay đổi, nhất là pH sẽ cản trở chức năng hàng rào bảo vệ của ruột, suy giảm các phản ứng miễn dịch và tăng xác suất lây nhiễm mầm bệnh cho tôm nuôi.

    Miễn dịch bẩm sinh là một trong những chức năng quan trọng nhất của giáp xác để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Các ảnh hưởng từ môi trường nước sẽ tác động lớn đến hoạt động miễn dịch của tôm. Khi pH quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ mầm bệnh và khả năng phục hồi thương tổn ở tôm sẽ bị suy yếu đáng kể. Dưới áp lực môi trường, sự tích tụ dư thừa của ROS (sản phẩm chuyển hóa tự nhiên của cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong liên lạc tế bào và cân bằng nội môi) sẽ làm mất sự cân bằng môi trường và làm tổn thương tế bào. Khi pH quá cao hoặc quá thấp, hoạt động của enzyme chống oxyhóa được tôm tăng cường sản xuất và gia tăng nhanh chóng để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên do ROS được sản xuất quá nhiều trong thời gian dài nên chức năng tế bào của tôm bị suy yếu dần và không còn đủ sức kháng lại sự gây hại của việc thay đổi pH nữa. Cộng thêm các thành phần của hệ miễn dịch bị hư hỏng không được sửa chữa kịp thời nên khả năng miễn dịch của tôm cuối cùng cũng bị suy giảm trầm trọng.

    Khi pH tăng cao liên tục, chức năng của gan tụy và ruột tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của ruột bị hạn chế. Do đó, tôm không thể có đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và chống stress. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn, làm mỏng niêm mạc ruột, làm biểu mô ruột bị tổn thương. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài, các quá trình sinh tổng hợp các hợp chất kháng khuẩn và tỷ lệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể tôm sẽ bị giảm thấp. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng của tôm, do tác động đến màng tế bào, trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Giảm quá trình chuyển hóa Selen cho tôm, một trong những chất chống oxy hóa hoạt động mạnh mẽ của tôm. Dưới áp lực của pH cao kéo dài, tôm không thể phát triển bình thường được nữa.

    Sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột bị suy giảm nghiêm trọng dưới áp lực của pH thấp, chức năng của hàng rào bảo vệ đường ruột cũng sẽ bị suy yếu. Những enzyme và những vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ bị suy giảm chức năng và giảm bớt số lượng. Sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ và khả năng sàng lọc vi khuẩn trong môi trường nước tuột dốc sâu. Sau đó, các chủng vi khuẩn Vibrio sp., photobacterium... sẽ tăng lên và bắt đầu gây hại cho tôm. Ruột không thể thực hiện chức năng bình thường khi tôm bị căng thẳng về pH.

    Tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách bình thường là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe tôm. pH thấp trong thời gian dài sẽ tác động tiêu cực đến quá trình hấp thu protein và carbohydrate. Điều này được giải thích là do tôm phải tập trung chống lại stress do pH thấp, bằng cách tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên có lẽ cơ thể tôm đã làm việc quá sức, không đủ năng lượng để phản kháng lại nên mới có việc sự hấp thu dinh dưỡng bị rối loạn. Quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào vì vậy mà cũng không được suôn sẻ. Đặc biệt khả năng phát hiện mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ và các phản ứng bẩm sinh của hệ miễn dịch bị giảm đi một cách đáng kể.

    Khi pH không thích hợp cho sự phát triển của tôm sẽ phá vỡ cấu trúc và sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, gây nhiễm trùng là làm tăng nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho tôm. Do vậy phải theo dõi giá trị pH thường xuyên trong ao nuôi, để kịp thời giải quyết khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Sau khi 25% thuế quan được loại bỏ đối với phi lê cá rô phi đông lạnh cỡ nhỏ, NK cá rô phi của Mỹ phục hồi khi người tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm protein động vật có giá phải chăng.
    09/08/2020
    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Dù gặp rất nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, song xuất khẩu tôm vẫn giữ được sự tăng trưởng, đem về 2 tỷ USD. Điều đặc biệt, con tôm Việt Nam đang cực kỳ đắt khách trên đất Mỹ.
    09/08/2020
    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Trong thời điểm khó khăn hiện nay việc liên kết, tiêu thụ cá tra trong nước và xuất khẩu là vấn đề được quan tâm ở nhiều doanh nghiệp chế biến và người nuôi.
    09/08/2020
    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Dịch bệnh viêm phổi do virus Corona và các biện pháp chống dịch toàn cầu đang đe dọa đến ngành thủy sản, khi Trung Quốc luôn là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới.
    07/08/2020
    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Tuy giá tôm đang giảm mạnh nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lời.
    06/08/2020
    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch.
    05/08/2020
    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Nhiều biện pháp dinh dưỡng đã được sử dụng nhằm giảm tác động của stress nhiệt đến cơ thể gia cầm trong những ngày nắng nóng
    04/08/2020
    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Quần thể vi khuẩn có thể được thay đổi tốt hơn bằng cách bổ sung các thành phần nhất định vào khẩu phần ăn, các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool ở Anh cho biết
    04/08/2020
    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn không bùn, nuôi cá lóc trong bể sạch đang là một hướng đi của nông dân vùng đất Gia Viễn, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
    04/08/2020
    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Nuôi tôm ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật đáy đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi.
    03/08/2020
    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Để xử lý nguồn chất thải từ nuôi tôm cá thâm canh các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp để xử lý nhằm làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
    30/07/2020
    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    Việt Nam có những giống gà độc đáo, nổi tiếng trong lịch sử, như những sản vật tiến vua. Việc phát triển các hình thức nuôi gà đã được nhiều người lựa chọn, không chỉ là sản vật mà còn giúp phát triển kinh tế.
    30/07/2020
    Zalo
    Hotline