Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

logo
EN

Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn
Ngày đăng: 22/09/2020 8646 Lượt xem

    bán tôm thẻ

    Bà con nông dân xã Biển Bạch Đông sắp xếp tôm trước khi bán cho thương lái.

    Nhiều năm qua, trồng lúa kết hợp nuôi tôm sú được xem là mô hình bền vững trên địa bàn huyện Thới Bình. Con tôm sú đã giúp giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, cá biệt có những hộ thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vụ nuôi năm 2019 - 2020, tôm sú mùa nước mặn phát triển chậm, giá cả không ổn định, người nuôi chịu nhiều thiệt hại. Bù lại, bà con thắng lợi vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng.

    Ông Nguyễn Văn Hiện, Trưởng ban Nhân dân ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng, cho biết: “Vụ tôm sú vừa qua, gia đình tôi thả nuôi hơn 2ha, sau hơn 3 tháng chăm sóc, tôm không lớn do nắng nóng và độ mặn tăng cao, buộc phải thu hoạch sớm, tôm chỉ đạt trọng lượng 70 - 80 con/kg, giá bán hơn 70.000 đồng/kg. Thu hoạch hòa vốn, lỗ công chăm sóc và mất thời gian. Đây là năm đầu tiên gia đình tôi và người dân nơi đây thất bại trong vụ tôm sú đầu. Hơn nữa, mùa hạn mặn năm 2019 - 2020 này, người nuôi tôm sú đạt hiệu quả không cao, nhất là từ sau Tết Nguyên đán, nhiều người dân địa phương nuôi tôm sú bị lỗ nặng, vì tôm quá nhỏ, không bán được; trong khi đó, các điểm thu mua tôm nguyên liệu tại các xã và ở các xóm ấp cũng hạn chế thu mua. Gia đình tôi cùng nhiều bà con đã quyết định chuyển hẳn sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng”.

    Với 4ha nuôi tôm sú không thành công, ông Lê Minh Toàn (ấp Sông Cái, xã Biển Bạch Đông) chuyển sang thả nuôi hơn 150.000 con tôm thẻ chân trắng giống. Hơn 2 tháng chăm sóc, ông thu hoạch gần 3 tấn, bán được gần 200 triệu đồng. Ông Toàn cho biết, dọc tuyến Kênh 500 này, trước đây bà con đều nuôi tôm sú, nhưng từ ngày độ mặn tăng cao, tôm sú chậm lớn, rủi ro liên tục, nhiều hộ tự chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng và trúng đậm.

    Khoảng tháng 10/2019, gia đình anh Nguyễn Văn Tổng (Ấp 2, xã Thới Bình) thả nuôi tôm sú trên diện tích hơn 5ha, nhưng gần 3 tháng chăm sóc, thấy tôm chậm lớn, gia đình chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. “Lúc đầu, mô hình này cũng không mấy hiệu quả, do chúng tôi chưa nắm vững kỹ thuật nuôi. Nhờ tìm tòi, học hỏi, nên từ sau tết Nguyên đán đến nay, gia đình thu hoạch hơn 10 tấn tôm, thu nhập hơn 600 triệu đồng”, anh Tổng chia sẻ.

    Theo anh Trịnh Thanh Luận (ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch) cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng là mô hình mới với người dân nơi đây. Mô hình này dễ chăm sóc, tiện lợi và kỹ thuật nuôi đơn giản hơn nhiều so với nuôi tôm sú, cũng không tốn nhiều thời gian, nên đã thu hút nhiều hộ dân thực hiện. “Vụ tôm thẻ chân trắng vừa qua, chỉ gần 2 tháng chăm sóc, với 3ha, gia đình tôi thu hoạch được hơn 1,2 tấn, tôm đạt trọng lượng 100 con/kg, giá bán 70.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận gần 70 triệu đồng”, anh Luận nói.

    Ông Nguyễn Trang Nghiêm, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đông cho biết, theo thống kê của xã, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương đang phát triển mạnh trên diện tích hơn 4.000ha. Hơn nữa, gần đây các đại lý tôm giống đã đến thuê đất xây dựng trại ương, vèo tôm giống phục vụ người dân nơi đây, nên diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng cao. Thêm nữa, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến thành lập các điểm thu mua, đến trực tiếp tại từng hộ dân, tạo sự ổn định về đầu ra cho con tôm thẻ chân trắng nguyên liệu, nên người dân mạnh dạn thả nuôi, thu nhập bình quân từ tôm thẻ chân trắng hơn 15 triệu đồng/ha/vụ. “Nhờ vậy, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục mở rộng, sản lượng tôm cũng tăng cao, đồng nghĩa với việc nhiều hộ dân địa phương ổn định thu nhập”, ông Nghiêm khẳng định.

    Với sự linh hoạt của nông dân, cùng sự quan tâm chuyển đổi đối tượng nuôi phù hợp của các cấp, các ngành, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mùa hạn mặn tại Thới Bình đã “cứu” mùa tôm sú kém hiệu quả. Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: “Hiện nay, tổng diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện ngày càng tăng cao. Dự kiến sản lượng thu hoạch vụ này đạt trên 20.000 tấn. Nhờ sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt kết quả cao nên sẽ bù đắp nguyên liệu thiếu hụt từ hơn 10.000ha tôm sú chậm lớn. Huyện đang kiến nghị xây dựng đề án chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng đa canh, đa con trên cùng diện tích, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp”.

    Nguồn Tép Bạc-Theo Báo ảnh Đất Mũi

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Môi trường tạo điều kiện cho Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ

    Các chủng E. Ictaluri phân lập tại Việt Nam phát triển tốt ở độ mặn (NaCl) và pH nào?
    29/12/2020
    Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông

    Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông

    Vào mùa lạnh, tỷ lệ gia súc bị chết thường tăng cao do đói và rét, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc. Việc tìm hiểu và sử dụng thức ăn hợp lý là hết sức quan trọng, để tránh thiệt hại về kinh tế
    22/12/2020
    Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

    Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

    Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tôm cá và cũng góp phần quan trọng vào thành công của mô hình nuôi.
    10/12/2020
    Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải

    Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải

    Công nghệ chăn nuôi heo tiết kiệm nước trên mô hình chuồng sàn đã cho thấy nhiều ưu điểm như tiết kiệm tài nguyên nước, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và phòng tránh dịch bệnh
    07/12/2020
    Giá tôm sú oxy đang tăng

    Giá tôm sú oxy đang tăng "nóng" tại Bạc Liêu

    Liên tục trong khoảng 2 tuần qua, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng đột biến, có loại tăng đến gần 100.000 đồng/kg, người nuôi tôm trong tỉnh rất phấn khởi, nhưng cũng có chút buồn vì tại thời điểm này người nuôi tôm không có sản phẩm để bán.
    04/12/2020
    5 loại hải sản ngon - bổ - khỏe

    5 loại hải sản ngon - bổ - khỏe

    Khẩu phần thủy hải sản trong bữa ăn sẽ giúp con người có sức khỏe dẻo dai và nâng cao tuổi thọ hơn, cơ thể con người chuyển hóa 10% dinh dưỡng từ lượng thịt thủy hải sản chúng ta tiêu thụ.
    03/12/2020
    Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

    Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

    Dịch bệnh luôn là mối lo ngại trong phát triển thủy sản nói chung nhất là với nuôi tôm, bởi đây là nhân tố làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng chi phí cho người nuôi. Do đó, cần có kế hoạch quốc gia và huy động được các nguồn lực, sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh.
    01/12/2020
     Doanh nghiệp cá tra cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá cá tra thấp sang Trung Quốc

    Doanh nghiệp cá tra cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá cá tra thấp sang Trung Quốc

    VASEP khuyến cáo các DN chế biến, XK cá tra thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này không những không giúp giải tỏa ách tắc hàng ở cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
    30/11/2020
    Vi khuẩn nội sinh Bacillus licheniformis giúp tăng cường miễn dịch trên cá trắm cỏ

    Vi khuẩn nội sinh Bacillus licheniformis giúp tăng cường miễn dịch trên cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt rất quan trọng, chiếm hơn 10% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, giống như nhiều loài thủy sản nuôi khác, loài cá này cũng bị rất nhiều bệnh, tạo nhiều thách thức cho nghề nuôi cá.
    24/11/2020
    Đồng Tháp: Nuôi lươn đồng ở vùng thượng nguồn sông Tiền, nông dân Hồng Ngự trúng lớn

    Đồng Tháp: Nuôi lươn đồng ở vùng thượng nguồn sông Tiền, nông dân Hồng Ngự trúng lớn

    Mô hình nuôi lươn đồng trong bể lót bạt ở huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) không mất nhiều chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt có thể tận dụng hiệu quả lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Đó là những lý do chính hấp dẫn được nhiều nông dân vùng thượng nguồn sông Tiền lựa chọn thời gian gần đây.
    23/11/2020
    Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà

    Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà

    Ứng dụng kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYB để tăng cường miễn dịch, kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND ở tôm thẻ chân trắng.
    20/11/2020
    Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

    Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

    Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) là một bệnh phổ biến trên heo. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của heo
    20/11/2020
    Zalo
    Hotline