Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

logo
EN

Triển vọng ngành chăn nuôi 2021
Ngày đăng: 22/02/2021 6691 Lượt xem

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.

    Tăng trưởng sản lượng

    Dù ngành chăn nuôi trong năm 2020 vẫn ghi nhận những tăng trưởng khá tích cực về sản lượng, theo báo cáo của RaboResearch và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhưng dự báo sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ còn tiếp diễn suốt đầu năm 2021. Do sự gián đoạn trong ngành chế biến thịt bò, dự báo lượng giết mổ thịt bò trong năm 2021 của Mỹ sẽ đạt mức cao nhất từ năm 2010, tăng 4,6% so năm trước, đạt 26,6 triệu con. Trong khi đó, sản lượng thịt bò thế giới sẽ tăng 2% lên mức 61,5 triệu tấn do nền kinh tế toàn cầu phục hồi, tiêu thụ tăng và chuỗi cung ứng phục hồi sau đại dịch. Dù vậy, mức sản lượng dự báo trong 2021 vẫn thấp hơn mức trước đại dịch vào năm 2019. Không chỉ tăng trưởng về sản lượng, xuất khẩu thịt bò toàn cầu sẽ tăng 3% vào năm 2021. Các điều kiện kinh tế được cải thiện, thị trường dịch vụ ẩm thực phục hồi được kỳ vọng là đòn bẩy cho tiêu thụ thịt bò. USDA dự báo nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại châu Á tiếp tục mạnh giúp lượng hàng xuất khẩu từ Mỹ và Brazil tăng cao suốt năm 2021. Trong đó, nhập khẩu thịt bò từ Trung Quốc trong năm 2021 sẽ tăng 4%. 

    USDA cũng dự báo sản lượng thịt heo 2021 sẽ tăng cao nhờ sự phục hồi sau Dịch tả heo châu Phi (ASF) và Covid-19. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ thịt heo từ Trung Quốc sẽ giảm 6% còn sản lượng thịt heo của Mỹ chỉ tăng nhẹ bởi sản lượng thịt heo trong năm 2021 của Trung Quốc kỳ vọng tăng 9% nhờ nỗ lực tái đàn của các nhà sản xuất và tận dụng lợi thế giá heo cao. Sự phục hồi từ ASF cũng thúc đẩy gia tăng sản lượng thịt heo tại Việt Nam và Philippines mặc dù các đợt bùng phát còn xảy ra tại Philippines có thể cản trở nỗ lực phục hồi đàn heo tại quốc gia này. Tại châu Âu, sản lượng thịt heo và tốc độ tăng trưởng dự kiến ổn định. Vụ việc phát hiện ASF trong đàn heo rừng tại Đức không tác động trực tiếp đến sản xuất nhưng xuất khẩu lại bị hạn chế đã khiến dự trữ thịt heo tại quốc gia này tăng cao trong bối cảnh thị trường thịt heo châu Âu bão hòa. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố giúp hạ nhiệt giá thịt heo trong năm 2021. Tại Brazil, sản lượng thịt heo dự kiến tăng 4% do tiêu thụ thịt heo nội địa tăng trở lại và nhu cầu xuất khẩu ổn định.

    Xuất khẩu thịt heo toàn cầu không đổi ở mức 10,8 triệu tấn vào năm 2021. Nhu cầu tiêu thụ thịt heo kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 nhờ các điều kiện kinh tế được cải thiện và sự phục hồi ở khối nhà hàng và dịch vụ ẩm thực. RaboResearch dự báo tốc độ tăng trưởng chăn nuôi heo tại Bắc Mỹ là 1,6% trong năm 2021 nhờ 2 yếu tố Mỹ và Canada.

     Chi phí thức ăn chăn nuôi cao hơn sẽ tăng áp lực lên lợi nhuận của ngành gia cầm trong năm 2021. Dù vậy, USDA dự báo sản lượng thịt gia cầm sẽ tăng 2% trong năm 2021 lên mức 102,9 triệu tấn. Trong năm 2020, sản xuất thịt gà công nghiệp của Mỹ tăng 1,8% nhưng lợi nhuận không tăng như kỳ vọng và giá thức ăn tăng cao sẽ hạn chế tăng trưởng sản lượng gia cầm trong nửa đầu năm 2021. Dù vậy, thịt gia cầm vẫn được ưa chuộng nhờ giá cả hợp lý và chất lượng dinh dưỡng cao.

    Thách thức và cơ hội

    Ngành chăn nuôi năm 2021 sẽ tiếp tục đối mặt những thách thức tương tự năm 2020. Theo báo cáo mới nhất của các chuyên gia phân tích thực phẩm và kinh doanh ngành hàng nông nghiệp 2021 thuộc RaboResearch, những vấn đề trọng tâm của ngành chăn nuôi năm 2021 sẽ tiếp tục xoay quanh ASF, giá thức ăn tăng cao, và xu hướng gia tăng sự can thiệp của chính phủ tại nhiều quốc gia vào các lĩnh vực thuộc ngành chăn nuôi. Những thách thức không ngừng tiếp diễn xung quanh sự phục hồi sau Covid-19 sẽ được nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu. Cùng đó, những yếu tố trong ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm sẽ kiểm soát xu hướng của thị trường các sản phẩm chăn nuôi ít nhất nửa đầu năm 2021 cũng là các vấn đề được chú ý.

    Các cuộc họp hay hội nghị thường niên cũng là nơi tiêu thụ nhiều sản phẩm thịt, đặc biệt lượng tiêu thụ thịt bò sẽ bị giảm mạnh sau khi bị các sự kiện trên bị hủy hoặc hoãn để phòng tránh Covid-19. Thông thường, đến cuối năm hoặc đầu năm mới là dịp tổ chức rất nhiều hội nghị và hội thảo quy mô lớn. Tuy nhiên, từ năm 2020, hầu hết các sự kiện đó đều được chuyển sang họp trực tuyến hoặc bị hoãn. Ngành hàng thịt cũng mất đi một đầu mối tiêu thụ lớn, bởi những bữa ăn phục vụ các hội nghị tầm cỡ này trị giá nhiều USD với các món chính từ thịt.

    Những câu hỏi về mức độ phục hồi của ngành chăn nuôi toàn cầu thực sự rất khó khẳng định chính xác trong khi cả thế giới phải trải qua một năm 2020 đầy xáo trộn với các lệnh cấm đi lại, phong tỏa, giới nghiêm, thậm chí thất nghiệp ở khắp nơi. Theo các chuyên gia tại RaboResearch, phải mất khoảng 2 năm để nền kinh tế thực sự vững vàng trở lại. Trong các cuộc đại suy thoái trước đây, ngành công nghiệp dịch vụ ẩm thực cũng cần đến hơn 2,5 năm mới kinh doanh yên ổn trở lại. Dù vậy, ngành chăn nuôi năm 2021 vẫn ghi nhận sự phục hồi nhất định, và đây sẽ là động lực thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thịt suốt năm 2021.

    Theo Tuấn Minh - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    “Tuần hàng cá tra và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội” là sự kiện nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, đặc sản cá tra của Đồng Tháp cho người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội
    24/09/2020
     Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Tính đến hết tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 913,4 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
    23/09/2020
    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Con tôm sú đã giúp giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, cá biệt có những hộ thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vụ nuôi năm 2019 - 2020, tôm sú mùa nước mặn phát triển chậm, giá cả không ổn định, người nuôi chịu nhiều thiệt hại. Bù lại, bà con thắng lợi vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng.
    22/09/2020
    Vermiform và bệnh phân trắng

    Vermiform và bệnh phân trắng

    Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng.
    22/09/2020
    Niềm vui trúng mùa được giá

    Niềm vui trúng mùa được giá

    Khác với quy luật "được mùa mất giá, mất mùa được giá" những năm gần đây, nhiều nhà nông ở miền Tây Nam Bộ đang phấn khởi vì tôm và lúa trúng mùa vẫn được giá.
    21/09/2020
    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi ở những khu vực khác nhau được nuôi bằng chế độ cho ăn khác nhau, phổ biến nhất là phương pháp bón phân gây màu hoặc cho ăn bổ sung. Thức ăn là nguyên liệu đầu vào định hướng chi phí cao nhất trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, thức ăn có hiệu quả càng cao thì chi phí sản xuất càng ít.
    18/09/2020
    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Xuất khẩu tôm khả quan giúp ngành tôm được vực dậy sau khoảng thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
    17/09/2020
    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Có nhiều tranh cãi giữa việc ăn hải sản đánh bắt tự nhiên tốt hơn so với hải sản được nuôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá nuôi tốt hơn. Dưới đây là sự phân tích những nhận định so sánh giữa tôm cá nuôi và đánh bắt tự nhiên.
    16/09/2020
    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan, vậy tại sao con tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực?
    16/09/2020
    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc tháng 8, Việt Nam xuất siêu 5 tỉ USD. Do đó, lũy kế 8 tháng năm 2020, Việt Nam thặng dư thương mại lên đến con số 13,5 tỉ USD.
    16/09/2020
    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ tên khoa học là Ctenopharyngodon idella là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Cá Trắm cỏ là một trong những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế cao, là loại cá có thịt ngon, thơm và giàu dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
    15/09/2020
    Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

    Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

    Để tăng cường khả năng chịu stress của động vật thủy sản người nuôi có thể cải thiện bằng cách tăng cường dinh dưỡng. Thức ăn tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao và độ ngon miệng đã được sử dụng làm chất tăng cường dinh dưỡng để tăng cường khả năng chịu stress của tôm.
    15/09/2020
    Zalo
    Hotline