Tương lai của nuôi trồng thủy sản

logo
EN

Tương lai của nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 19/08/2020 10824 Lượt xem

    Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được chú trọng và được xác định là tương lai của ngành thủy sản. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu đamg diễn ra nhanh và ngày càng phức tạp hơn so với dự báo, lĩnh vực này cần làm thế nào để đảm hoàn thành được trọng trách?

    Thách thức ngày một lớn

    Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ không ổn định. Biến đổi khí hậu biểu hiện với những biến động thất thường của nhiệt độ, lượng mưa và hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… đã tác động đáng kể tới diện tích, mùa vụ thả nuôi và sản lượng.

    Hiện tượng xâm nhập mặn đang ở mức độ khốc liệt và gay gắt ở 8 tỉnh ven biển ĐBSCL (khu vực nuôi trồng thủy sản quan trọng của cả nước). Diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết làm diện tích nuôi trồng biến động, dịch bệnh gia tăng, cơ cấu mùa vụ và loài nuôi có nhiều thay đổi… Nhiệt độ tăng, mưa lũ và các hiện tượng cực đoan của thời tiết cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh xảy ra cho các loài thủy sản nuôi. Các bệnh do nhóm vi khuẩn và virus thường xảy ra, lây lan rất nhanh và khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn, dịch bệnh phát triển phức tạp và khó kiểm soát, cũng là điều kiện dẫn đến sự chuyển đổi đối tượng nuôi trồng.

    Đẩy mạnh chủ lực

    Phát triển NTTS bền vững cần có giải pháp toàn diện, đồng bộ, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản, thích ứng biến đổi khí hậu. Cần tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh ATTP, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất.

    Tiếp tục phát triển ổn định về diện tích, đẩy mạnh phát triển nuôi thâm canh một số đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao Bến Tre, cá tra, basa, cá rô phi... Xây dựng các mô hình nuôi mới như: Nuôi tôm hùm, cá giò theo công nghệ cao của Na Uy…; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa đối tượng nuôi. Cùng đó, nâng cấp vùng nuôi thủy sản tập trung, tăng năng suất, thành lập các hợp tác xã nhằm hỗ trợ nhau trong dịch vụ đầu vào, kỹ thuật nuôi cũng như tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trở thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn.

    Chú trọng công nghệ

    Một trong những giải pháp góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững chính là việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào giải quyết các vấn đề từ sản xuất giống, xử lý nguồn nước, nuôi và thu hoạch đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế lẫn bảo vệ hệ sinh thái, phục hồi môi trường. Để thực hiện điều này cần hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiết yếu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cung ứng giống thủy sản các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống chất lượng cao, sạch bệnh.

    Việc ứng dụng khoa học công nghệ được thể hiện qua việc áp dụng và nhân rộng các mô hình nuôi công nghệ cao như công nghệ biofloc, sử dụng chế phẩm sinh học, nguồn thức ăn công nghiệp, nuôi trong nhà lưới nhằm giảm thiểu các tác động của môi trường bên ngoài, hạn chế dịch bệnh, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh, thân thiện với môi trường. Từ đó, nghiên cứu xây dựng và áp dụng công nghệ cao về nuôi trồng các đối tượng chủ lực, các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế; xử lý môi trường, dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng. Lựa chọn để nhập công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm nhằm ứng dụng, chuyển giao nhanh nhất các thành tựu khoa học tiên tiến trong nước và nước ngoài vào sản xuất. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý nước thải tại các cơ sở, vùng nuôi thủy sản tập trung, xử lý và tái sử dụng nền đáy ao nuôi độc canh lâu ngày bị suy thoái và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.

    Tăng cường chuỗi liên kết

    Một trong những khâu quan trọng trong sản xuất chính là vấn đề chuỗi liên kết, từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức sản xuất chuỗi. Phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng giá trị gia tăng, liên kết và xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị. Mở rộng áp dụng việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi trong vùng quy hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, nhằm tạo các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

    Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ người nuôi, với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân. Người nuôi ổn định phát triển sản xuất khi tham gia liên kết với doanh nghiệp đảm bảo thị trường tiêu thụ; doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với người nuôi, đồng thời cũng yên tâm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.

    Mặt khác, để phát triển bền vững cần ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nuôi trồng thủy sản như công nghệ 4.0, nông nghiệp thông minh với khí hậu, nông nghiệp điện tử. Ứng dụng chuỗi khối (Blockchain) xác minh tính bền vững, cải thiện tính minh bạch của sản phẩm qua các giai đoạn từ nuôi trồng, chế biến đến sản phẩm trên bàn ăn; mở ra cơ hội cho các giao dịch giữa các nhà nuôi trồng, cung ứng và người tiêu dùng diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra

    Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
    17/06/2021
    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?
    17/06/2021
    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước ao nuôi cá tra

    Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
    13/05/2021
    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Các nguồn kẽm thay thế trong thức ăn heo

    Nhiều năm nay, kẽm oxit được sử dụng ở hàm lượng cao trong hầu hết các khẩu phần ăn của heo con nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, EU đã quyết định cấm sử dụng kẽm oxit từ năm 2022, do ảnh hưởng sức khỏe của động vật và công cộng, cũng như các mối lo ngại về môi trường. Vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn các nguồn nguyên liệu thay thế là rất cấp thiết.
    05/05/2021
    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Covid-19 khiến nhiều đơn hàng thủy sản bị hủy

    Tổng cục Thủy sản cho biết Covid-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị hủy… Một số khách từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
    04/05/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 2

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm
    15/04/2021
    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những “cú hích” trong phát triển NTTS VN dưới cái nhìn của một người trong cuộc-Phần 1

    Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.
    14/04/2021
    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá

    Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi.
    29/03/2021
    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

    Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.
    29/03/2021
    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Nuôi tôm thành công trong ao nuôi nước ngọt?

    Hai yếu tốt cốt lõi để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công là thả tôm với mật độ phù hợp và cung cấp đầy đủ khoáng chất chất lượng như các trang trại nuôi tôm ở Thái Lan đang làm.
    17/03/2021
    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Khắc phục hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng

    Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng làm suy giảm sức khỏe chim nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi
    12/03/2021
    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Nước ngầm trong nuôi trồng thủy sản

    Đôi khi, nước lấy từ các giếng được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Nước mưa thấm qua bề mặt đất được lọc qua đất và các hệ tầng sâu hơn đến khi tới một tầng đá không thấm nước.
    12/03/2021
    Zalo
    Hotline