Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

logo
EN

Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng
Ngày đăng: 02/11/2020 7445 Lượt xem

    Bệnh đốm trắng ở tôm thẻ

    Vai trò của tuyến anten trong quá trình lây nhiễm bệnh đốm trắng .

    Dịch bệnh luôn là một yếu tố hạn chế đối với sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm. Đặc biệt, bệnh đốm trắng đã gây thiệt hại lớn, trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành nuôi tôm toàn cầu. Hiểu được các con đường lây nhiễm và cơ chế gây bệnh của bệnh đốm trắng là cơ sở cho việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh đốm trắng ở tôm. Sự xâm nhập của virus vào vật chủ là bước đầu tiên để lây nhiễm thành công. Đường tiêu hóa và mang được coi là cơ quan đích cho sự xâm nhập của bệnh đốm trắng ở tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, có rất ít báo cáo về vai trò của tuyến anten trong quá trình lây nhiễm bệnh đốm trắng.

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm. Cấu trúc và chức năng của tuyến anten sẽ bị ảnh hưởng bởi độ mặn hoặc stress từ các hợp chất nitơ. Lượng mưa lớn thường làm cho độ mặn trong ao nuôi tôm giảm đáng kể, dễ dẫn đến bùng phát bệnh đốm trắng . Tôm trở nên nhạy cảm hơn với mầm bệnh, làm tăng khả năng từ nhiễm trùng tiềm ẩn bệnh đốm trắng sang nhiễm trùng cấp tính và đẩy nhanh tốc độ sinh sôi của bệnh đốm trắng ở tôm trong điều kiện căng thẳng ở độ mặn thấp. 

    Ai cũng biết rằng một số lượng lớn mầm bệnh tồn tại trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Để xác định cơ quan nào tiếp xúc với môi trường nước, người ta thực hiện thí nghiệm nhúng phenol đỏ. Hai giờ sau khi ngâm phenol đỏ, đường tiêu hóa (dạ dày và ruột) và tuyến anten của cặp râu thứ hai của tôm bị nhuộm màu đỏ. Điều đó có nghĩa là dạ dày, ruột và tuyến anten có thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước. Do đó, có thể đoán rằng tuyến anten có thể là một vị trí quan trọng cho sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể tôm.


    Tôm sau khi thử nghiệm ngâm phenol đỏ. (A) Dạ dày nhuộm đỏ phenol; (B) Tuyến anten nhuộm đỏ phenol; (C) Ống tiêu hóa nhuộm đỏ phenol.

    Để biết chính xác liệu bệnh đốm trắng có thể lây nhiễm cho tôm qua tuyến anten hay không, người ta đã tiến hành thử nghiệm truyền ngược virus bệnh đốm trắng vào tuyến anten và cơ của tôm. Tôm thẻ khỏe mạnh được chia ngẫu nhiên thành bốn nhóm: 

    • Ant-WSSV: truyền ngược dòng huyền phù bệnh đốm trắng vào lỗ mở tuyến anten.
    • Ant-control: truyền ngược dung dịch đệm PBS vào lỗ mở tuyến anten.
    • Mus-WSSV: tôm được tiêm huyền phù virus bệnh đốm trắng vào cơ.
    • Mus-control: tôm được tiêm PBS vào cơ. 

    Kết quả thử nghiệm cho thấy, tôm chết xuất hiện vào ngày thứ ba sau thử thách truyền huyền phù virus vào tuyến anten. Tỷ lệ tử vong tích lũy tăng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, đạt 76% trong 7 ngày. Tôm chết xuất hiện vào ngày thứ hai ở thử thách tiêm virus bệnh đốm trắng vào cơ, và tỷ lệ chết tích lũy tiếp tục tăng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, và đạt 100% trong 7 ngày. Trong khi đó, không có tỷ lệ tử vong đáng kể xảy ra ở hai nhóm đối chứng (Ant-control và Mus-control). Những dữ liệu này chỉ ra rằng, bệnh đốm trắng có thể lây nhiễm và gây chết tôm bằng cách truyền ngược huyền phù virus vào tuyến anten.

    Để khám phá ảnh hưởng của stress mặn đối với tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng , một thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức:

    • Ant-WSSV-LS: tôm được truyền ngược virus bệnh đốm trắng vào tuyến anten sau đó chuyển từ nước biển có độ mặn 30 sang độ mặn 20 trong 24 giờ.
    • Ant-control-LS: nhóm đối chứng tôm được truyền PBS và sau đó chuyển từ độ mặn 30 đến 20 trong 24 giờ.
    • Ant-WSSV: tôm được tiêm virus bệnh đốm trắng vào cơ và không bị stress mặn.
    • Ant-control: tôm được tiêm PBS và không bị stress mặn.

    Không có tỷ lệ tử vong đáng kể nào xảy ra ở nhóm đối chứng Ant-control-LS và Ant-control. Điều đó có nghĩa là tuyến anten được truyền dung dịch đệm PBS và bị stress mặn không gây chết tôm. Ở nhóm Ant-WSSV-LS, tôm chết xuất hiện ở 36h với tỷ lệ chết khoảng 46%, sau đó tỷ lệ chết tích lũy tiếp tục tăng và đạt 100% ở 108h. Ở nhóm Ant-WSSV, tôm chết cũng xuất hiện ở 36h với tỷ lệ chết khoảng 13%, sau đó tỷ lệ chết tích lũy tiếp tục tăng lên và đạt 100% ở 144h. Những dữ liệu này chỉ ra rằng, căng thẳng về độ mặn dường như đã đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh bệnh đốm trắng .

    Để hiểu thêm ảnh hưởng của độ mặn đối với sự nhân lên của virus đốm trắng trong tuyến anten của tôm, người ta phát hiện số lượng virus bệnh đốm trắng& trong tuyến anten tại các thời điểm khác nhau sau khi nhiễm bệnh đốm trắng . Kết quả cho thấy rằng, số lượng virus trong tuyến anten của tôm ở nhóm Ant-WSSV-LS cao hơn đáng kể so với tôm sau khi nhiễm bệnh đốm trắng không có căng thẳng độ mặn (Ant-WSSV) ở 24h. Nó cho thấy rằng, căng thẳng về độ mặn rõ ràng có thể đẩy nhanh quá trình sao chép virus bệnh đốm trắng trong tuyến anten.

    Nghiên cứu hiện tại cho thấy, tuyến anten của tôm là nơi quan trọng để virus bệnh đốm trắng xâm nhập trong quá trình nuôi tôm. Nghiên cứu này đã làm rõ một cơ quan đích mới của bệnh đốm trắng. Mục tiêu chính của nhiễm bệnh đốm trắng là các mô có nguồn gốc phôi ngoại bì và trung bì. Tuyến anten là cơ quan có nguồn gốc phôi trung bì. Do đó, chúng ta có thể suy đoán rằng có các protein hoặc thụ thể liên quan đến nhiễm bệnh đốm trắng trong tuyến anten. Tuyến anten là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Khi mầm bệnh đốm trắng có trong nước, các tuyến anten tạo cơ hội tốt để chúng xâm nhập vào cơ thể tôm. 

    Tóm lại, tuyến anten là một cơ quan đích mới lây nhiễm bệnh đốm trắng, các phần tử virus trong môi trường nước có thể xâm nhập vào tôm thông qua tuyến anten, bên cạnh đó, căng thẳng độ mặn có thể đẩy nhanh sự nhân lên của virus và tỷ lệ chết của tôm do nhiễm bệnh đốm trắng.

    Antennal gland of shrimp as an entry for WSSV infection by Fei Liu, Shihao Li, Yang Yu, Chengsong Zhang, Fuhua Li

    Sương Phạm - Tép Bạc
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline