Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

logo
EN

Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống
Ngày đăng: 25/06/2020 12682 Lượt xem

    Cây thuốc lá

    Dùng lá cây thuốc lá rẻ và an toàn hơn thuốc mê tổng hợp trong vận chuyển cá giống.

    Như chúng ta được biết, vận chuyển cá là một quá trình gây stress đối với cá, đặc biệt là đối với cá giống. Để hạn chế quá trình này, các loại thuốc mê được lạm dụng khá nhiều, điều này vừa làm lãng phí tiền vừa gây hại cho vật nuôi. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra một loại chất thay thế thuốc mê vừa rẻ, thân thiện môi trường lại có tính hiệu quả cao.

    Thuốc an thần trong vận chuyển cá giống

    Ấn độ là một trong những quốc gia có hệ sinh thái cá nước ngọt khá đa dạng. Trong 2 thập kỉ qua, họ đã đóng góp hơn 95% lượng thủy sản nước ngọt sản xuất. Năm 2014, họ cung cấp hơn 4.39 triệu tấn cho nuôi trồng thủy sản thế giới. Hệ thống nuôi trồng có các loài thủy sản chủ lực như cá Catla, Rohu, Mrigal đều là các loài thuộc bộ cá chép. Trong đó Rohu hay cá trôi Ấn Độ là loài nuôi ghép được yêu thích nhất vì khả năng tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên, trong nuôi thương phẩm cá Trôi Ấn Độ, người dân đã phải đối mặt với sự hao hụt trước cả khi bắt đầu nuôi.

    Đối với nuôi trồng thủy sản, để tối đa hóa và sản xuất bền vững thì điều quạn trọng chính là sức khỏe và chất lượng giống nuôi. Tại Ấn Độ, khoảng cách giữa trại ương và trại nuôi là khá xa nhau, do đó vận tải chiếm một vai trò vô cùng lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản. Thời gian vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách giữa trại nuôi và ương thường đoạn ngắn là gần 8h đi đường và dài là hơn 8h. 

    Trong quá trình vận chuyển, hoạt động quang hợp của cá tăng gấp ba lần bình thường, cùng với việc cá được chứa trong không gian hẹp, mật độ cao nên stress là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Hệ quả là, tỉ lệ chết lên đến gần 90%. Do đó, để hạn chế các vấn đề như trên, người vận chuyển thường thêm vào thuốc an thần với liều nhẹ nhằm hạn chế hoạt động của cá, giúp cá ổn định trong lúc di chuyển.

    Thuốc an thần là một dạng gây mê có tác dụng làm cá ngủ và giảm hoạt động lại. Thuốc an thần được thêm vào phải đảm bảo có tác dụng nhanh, cũng như khi hết tác dụng không để lại dư lượng, chi phí thấp lại an toàn cho vật nuôi và người sử dụng. Đến bây giờ, MS-222 là thuốc an thần duy nhất được USFDA chấp nhận sử dụng trong thức ăn của cá và để tránh tác dụng ngược của thuốc thì kiến thức về liều lượng sử dụng cụ thể ở mỗi loài được yêu cầu rõ ràng để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong nuôi trồng thủy sản chỉ có vài nghiên cứu về vấn đề này trên các loài cá nước ngọt nhiệt đới phổ biến. Và gần đây các nhà nghiên cứu đang có xu hướng hướng tới cây thuốc lá.


    Cá trôi Ấn Độ.

    Cây thuốc lá – Nicotiana, một loại cây thảo mộc cho lá. Được sử dụng trong các bài thuốc xa xưa để giảm đau, co thắt hay trị giun. Cây thuốc lá rất có tiềm năng trong phục hồi và bảo vệ khi dùng đúng cách còn khi dùng sai liều (quá liều) thường gây ảnh hưởng nặng đến người dùng. Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá là loại thuốc mê có xuất xứ tự nhiên, rẻ, có sẵn và thân thiện môi trường rất thích hợp trong vận chuyển cá.

    Ngoài ra, để đánh giá thí nghiệm trên các nhà khoa học đã theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước trong vận chuyển như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan DO, hàm lượng CO2 hòa tan, NH3, NO2,…  vì đây cũng là yếu tố làm tăng tỉ lệ chết. Để theo dõi trình trạng trao đổi chất và sinh lí trong quá trình sử dụng thuốc, thí nghiệm còn kiểm tra các số liệu về huyết học như TEC, Hb, Hct, TLC,….

    Nghiên cứu tác dụng của lá cây thuốc lá

    1000 cá trôi Ấn Độ giống có chiều dài là 6.46 ± 0.68cm và khối lượng là 3.29 ± 0.52g sẽ được bắt tại trại giống ở Mumbai. Trước khi thuần dưỡng trong bể chứa 300L nước tại phòng thí nghiệm, cá được tắm với 5ppm thuốc tím (5g thuốc trên 1 khối nước). Khẩu phần ăn của cá là cám công nghiệp. Cá sẽ được bắt ngẫu nhiên để tiến hành thí nghiệm.

    Nghiên cứu thực hiện ở 2 thí nghiệm:

    Một là, nồng độ cần dùng trong vận chuyển: nồng độ lá cây thuốc lá được thêm vào là 25,50,75,100 và 125ppm. Các nồng độ này lần lượt được thêm vào các bể kính riêng biệt chứa 10 cá giống. Thời gian quan sát tối đa là 30 phút. Thời gian quan sát biểu hiện là cứ 2h một lần đến 12h thì kiểm tra tỉ lệ sống. Sau đó cá sống sẽ được theo dõi tiếp trong 24h tiếp theo để kiểm tra tỉ lệ sống lần nữa.

    Hai là, liều lượng sử dụng trong vận chuyển thực tế: thí nghiệm có nghiệm thức đối chứng là 0ppm và 5 nghiệm thức với nồng độ như trên 25,50,75,100,125pmm được thực hiện trong khoảng thời gian vận chuyển là 6h và 12h. Túi nhựa đựng cá (75x45cm) được thêm vào 2L nước sạch và hòa với nồng độ thuốc tương ứng. Mỗi túi nhựa chứa 30 cá giống được bơm oxy đầy đủ. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sau 6h và 12h, các túi được mở ra và kiểm tra tỉ lệ chết. Khi kết thúc thí nghiệm ở mốc 12h, cá được chuyển lại bể 300L và tiếp tục được đánh giá thêm đến 24h. Các yếu tố về huyết học và chất lượng nước cũng được kiểm tra rõ ràng và chính xác.

    Chúng ra có thể sử dụng lá cây thuốc lá trong vận chuyển cá với nồng độ lên đến 75ppm. Nhưng hiệu quả nhất là nồng độ 25ppm trong thời gian là 12h. Lá cây thuốc lá cũng không gây bất cứ thay đổi nào cho môi trường vận chuyển và sức khỏe của cá. Nhìn chung, cây thuốc lá rẻ hơn nhiều so với thuốc mê tổng hợp. Người nông dân có thể sử dụng chúng để làm giảm tỉ lệ chết trên cá. Đây là một nghiên cứu nhằm giúp ích cho người dân, cải thiện tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung và đưa chúng ta hướng đến sự phát triển bền vững trong xu hướng sản xuất không xa.

    Nguồn Triệu-Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Nhằm cung cấp giải pháp xử lý phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản với chi phí thấp và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, Viện Nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường - Đại học Nông lâm TP.HCM đã đưa ra quy trình sản xuất enzyme protease thủy phân phụ phẩm cá tra và cá basa để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.
    07/09/2020
    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nhiều bệnh nấm trên cá đã xuất hiện. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao.
    05/09/2020
    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Cả đường ruột và gan tụy, hai cơ quan quan trọng nhất của tôm đều bị nhiễm bệnh cùng một lúc thì chẳng khác nào là ao tôm nuôi đã “lâm vào đường cùng”. Do đó, cần làm tốt công tác giữ sạch môi tường nuôi, nuôi tôm một cách an toàn bền vững, diệt khuẩn, thay nước thường xuyên để ngăn chặn sự sinh sôi của mầm bệnh trong ao. Đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tôm, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch sẽ giúp tôm mạnh mẽ mà “đương đầu” với những dịch bệnh nguy hiểm.
    05/09/2020
    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Với kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí, mô hình nuôi ruồi lính đen được đánh giá có lợi ích thiết thực cho môi trường, đảm bảo an toàn với vật nuôi và sức khỏe con người. Nhận thấy được những ưu điểm này, anh Lê Phước Sang - chủ hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã triển khai mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi trang trại, tạo thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường...
    03/09/2020
    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Được đánh giá là nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi lồng bè do hệ thống sông ngòi phong phú, mấy năm nay, tỉnh Bắc Ninh đã phát huy tốt thế mạnh. Thủy sản trở thành một lĩnh vực quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh.
    03/09/2020
    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Để đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản
    01/09/2020
    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Hiện nay đang là thời điểm người dân vùng lũ ở ĐBSCL tất bật chuẩn bị mua cá giống để thả trong ao hoặc chân ruộng lúa đón lũ. Nhu cầu cá nước ngọt luôn rất cao, người dân liên tục mở rộng diện tích nuôi, vì thế mà các loại cá giống đều rất hút hàng.
    31/08/2020
    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Trong chăn nuôi thì thức ăn đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Chăn nuôi thành công, ngoài con giống tốt, chuồng trại phù hợp, điều kiện dịch vụ chăn nuôi – thú y và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, cần có nguồn thức ăn đầy đủ cân bằng và kỹ thuật nuôi dưỡng tốt. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn tồn tại ở nhiều dạng như viên, bột hoặc trang trại tự phối trộn và nhiều thương hiệu khác nhau, mỗi loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau dựa trên loại vật nuôi, giai đoạn vật nuôi và mục đích sử dụng khi chăn nuôi.
    31/08/2020
    Hạn chế stress trên tôm

    Hạn chế stress trên tôm

    Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển, gây tình trạng stress ở tôm và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
    28/08/2020
    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    Khí độc H2S từ lâu đã được xem như một “sát thủ”, có mối liên hệ mật thiết với DO và pH trong ao tôm.
    26/08/2020
     Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Với ao nuôi cá tra đạt năng suất 300 tấn/ha/vụ, mỗi vụ sẽ thải ra môi trường khoảng 2.677 tấn bùn ướt và 77.930 m3 nước thải. Lượng chất thải này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn nước, mà còn phát sinh dịch bệnh, từ đó làm giảm tính bền vững của nghề nuôi cá tra. Vậy đâu là giải pháp cho thực trạng trên?
    25/08/2020

    24/08/2020
    Zalo
    Hotline