Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

logo
EN

Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống
Ngày đăng: 25/06/2020 12672 Lượt xem

    Cây thuốc lá

    Dùng lá cây thuốc lá rẻ và an toàn hơn thuốc mê tổng hợp trong vận chuyển cá giống.

    Như chúng ta được biết, vận chuyển cá là một quá trình gây stress đối với cá, đặc biệt là đối với cá giống. Để hạn chế quá trình này, các loại thuốc mê được lạm dụng khá nhiều, điều này vừa làm lãng phí tiền vừa gây hại cho vật nuôi. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra một loại chất thay thế thuốc mê vừa rẻ, thân thiện môi trường lại có tính hiệu quả cao.

    Thuốc an thần trong vận chuyển cá giống

    Ấn độ là một trong những quốc gia có hệ sinh thái cá nước ngọt khá đa dạng. Trong 2 thập kỉ qua, họ đã đóng góp hơn 95% lượng thủy sản nước ngọt sản xuất. Năm 2014, họ cung cấp hơn 4.39 triệu tấn cho nuôi trồng thủy sản thế giới. Hệ thống nuôi trồng có các loài thủy sản chủ lực như cá Catla, Rohu, Mrigal đều là các loài thuộc bộ cá chép. Trong đó Rohu hay cá trôi Ấn Độ là loài nuôi ghép được yêu thích nhất vì khả năng tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên, trong nuôi thương phẩm cá Trôi Ấn Độ, người dân đã phải đối mặt với sự hao hụt trước cả khi bắt đầu nuôi.

    Đối với nuôi trồng thủy sản, để tối đa hóa và sản xuất bền vững thì điều quạn trọng chính là sức khỏe và chất lượng giống nuôi. Tại Ấn Độ, khoảng cách giữa trại ương và trại nuôi là khá xa nhau, do đó vận tải chiếm một vai trò vô cùng lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản. Thời gian vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách giữa trại nuôi và ương thường đoạn ngắn là gần 8h đi đường và dài là hơn 8h. 

    Trong quá trình vận chuyển, hoạt động quang hợp của cá tăng gấp ba lần bình thường, cùng với việc cá được chứa trong không gian hẹp, mật độ cao nên stress là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Hệ quả là, tỉ lệ chết lên đến gần 90%. Do đó, để hạn chế các vấn đề như trên, người vận chuyển thường thêm vào thuốc an thần với liều nhẹ nhằm hạn chế hoạt động của cá, giúp cá ổn định trong lúc di chuyển.

    Thuốc an thần là một dạng gây mê có tác dụng làm cá ngủ và giảm hoạt động lại. Thuốc an thần được thêm vào phải đảm bảo có tác dụng nhanh, cũng như khi hết tác dụng không để lại dư lượng, chi phí thấp lại an toàn cho vật nuôi và người sử dụng. Đến bây giờ, MS-222 là thuốc an thần duy nhất được USFDA chấp nhận sử dụng trong thức ăn của cá và để tránh tác dụng ngược của thuốc thì kiến thức về liều lượng sử dụng cụ thể ở mỗi loài được yêu cầu rõ ràng để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong nuôi trồng thủy sản chỉ có vài nghiên cứu về vấn đề này trên các loài cá nước ngọt nhiệt đới phổ biến. Và gần đây các nhà nghiên cứu đang có xu hướng hướng tới cây thuốc lá.


    Cá trôi Ấn Độ.

    Cây thuốc lá – Nicotiana, một loại cây thảo mộc cho lá. Được sử dụng trong các bài thuốc xa xưa để giảm đau, co thắt hay trị giun. Cây thuốc lá rất có tiềm năng trong phục hồi và bảo vệ khi dùng đúng cách còn khi dùng sai liều (quá liều) thường gây ảnh hưởng nặng đến người dùng. Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá là loại thuốc mê có xuất xứ tự nhiên, rẻ, có sẵn và thân thiện môi trường rất thích hợp trong vận chuyển cá.

    Ngoài ra, để đánh giá thí nghiệm trên các nhà khoa học đã theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước trong vận chuyển như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan DO, hàm lượng CO2 hòa tan, NH3, NO2,…  vì đây cũng là yếu tố làm tăng tỉ lệ chết. Để theo dõi trình trạng trao đổi chất và sinh lí trong quá trình sử dụng thuốc, thí nghiệm còn kiểm tra các số liệu về huyết học như TEC, Hb, Hct, TLC,….

    Nghiên cứu tác dụng của lá cây thuốc lá

    1000 cá trôi Ấn Độ giống có chiều dài là 6.46 ± 0.68cm và khối lượng là 3.29 ± 0.52g sẽ được bắt tại trại giống ở Mumbai. Trước khi thuần dưỡng trong bể chứa 300L nước tại phòng thí nghiệm, cá được tắm với 5ppm thuốc tím (5g thuốc trên 1 khối nước). Khẩu phần ăn của cá là cám công nghiệp. Cá sẽ được bắt ngẫu nhiên để tiến hành thí nghiệm.

    Nghiên cứu thực hiện ở 2 thí nghiệm:

    Một là, nồng độ cần dùng trong vận chuyển: nồng độ lá cây thuốc lá được thêm vào là 25,50,75,100 và 125ppm. Các nồng độ này lần lượt được thêm vào các bể kính riêng biệt chứa 10 cá giống. Thời gian quan sát tối đa là 30 phút. Thời gian quan sát biểu hiện là cứ 2h một lần đến 12h thì kiểm tra tỉ lệ sống. Sau đó cá sống sẽ được theo dõi tiếp trong 24h tiếp theo để kiểm tra tỉ lệ sống lần nữa.

    Hai là, liều lượng sử dụng trong vận chuyển thực tế: thí nghiệm có nghiệm thức đối chứng là 0ppm và 5 nghiệm thức với nồng độ như trên 25,50,75,100,125pmm được thực hiện trong khoảng thời gian vận chuyển là 6h và 12h. Túi nhựa đựng cá (75x45cm) được thêm vào 2L nước sạch và hòa với nồng độ thuốc tương ứng. Mỗi túi nhựa chứa 30 cá giống được bơm oxy đầy đủ. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sau 6h và 12h, các túi được mở ra và kiểm tra tỉ lệ chết. Khi kết thúc thí nghiệm ở mốc 12h, cá được chuyển lại bể 300L và tiếp tục được đánh giá thêm đến 24h. Các yếu tố về huyết học và chất lượng nước cũng được kiểm tra rõ ràng và chính xác.

    Chúng ra có thể sử dụng lá cây thuốc lá trong vận chuyển cá với nồng độ lên đến 75ppm. Nhưng hiệu quả nhất là nồng độ 25ppm trong thời gian là 12h. Lá cây thuốc lá cũng không gây bất cứ thay đổi nào cho môi trường vận chuyển và sức khỏe của cá. Nhìn chung, cây thuốc lá rẻ hơn nhiều so với thuốc mê tổng hợp. Người nông dân có thể sử dụng chúng để làm giảm tỉ lệ chết trên cá. Đây là một nghiên cứu nhằm giúp ích cho người dân, cải thiện tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung và đưa chúng ta hướng đến sự phát triển bền vững trong xu hướng sản xuất không xa.

    Nguồn Triệu-Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline