Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

logo
EN

Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa
Ngày đăng: 02/03/2021 11344 Lượt xem

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng.

    Khái niệm

    Công nghệ cấy truyền phôi (Embryo Transfer-ET) là kỹ thuật lấy trứng đã thụ tinh (phôi) trong ống dẫn trứng ra khỏi cơ thể của con bò mẹ (con cho), cấy vào vòi trứng hoặc tử cung của con mẹ khác (con nhận) có trạng thái sinh lý tương ứng (đồng pha) thì phôi có thể tiếp tục phát triển trong cơ thể con nhận (mẹ nuôi) để cho ra đời một cá thể mới. Đặc tính di truyền của cá thể sinh ra bằng cấy phôi không phụ thuộc vào mẹ nuôi (con nhận phôi). Chính nhờ đặc điểm này, những con mẹ có phẩm chất di truyền thấp có thể làm con nhận phôi cho cá thể có phẩm chất ưu việt hoặc kỷ lục để sinh ra bò sữa cao sản.

    Bê con được sinh ra từ bò được cấy truyền phôi - Ảnh: ST

    Ưu điểm

    Mục đích của công nghệ phôi là nhân nhanh đàn giống gia súc từ những con cái năng suất cao. Một bò mẹ năng suất cao bình thường có thể cho 8 - 10 bê trong suốt cuộc đời. Nếu sử dụng công nghệ phôi, gây rụng trứng nhiều, bò mẹ này có thể cho 20, 50, 100, 200 bê hoặc hơn nữa tùy theo trình độ kỹ thuật.

    Cấy truyền phôi được xem là biện pháp đặc biệt, áp dụng công nghệ cao trong việc sớm tạo ra những con giống tốt làm hạt nhân của đàn bò sữa. Công nghệ cấy truyền phôi giúp nâng cao khả năng chống bệnh cho bò, nhân nhanh các giống tốt, quý hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản; nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa, thịt, làm ngắn thời gian tuyển chọn giống vì một con bò cho phôi có thể tạo ra nhiều bê chất lượng cao trong một năm.

    Từ đó giảm các chi phí khác như chuồng trại, vật tư, nhân lực, hạn chế dịch bệnh, giảm thải chất thải chăn nuôi; Giúp cho các trang trại giảm chi phí, thuận lợi trong việc xuất, nhập giống gia súc sống thay bằng con đường nhập phôi. Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, từ giai đoạn phôi thai. Nâng cao khả năng sinh sản, năng suất thịt, sữa trong chăn nuôi bò.

    Ứng dụng ở nước ta

    Thực tế, cấy truyền phôi bò đã được nghiên cứu, ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1980 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Kim Giao đã thành công trong kỹ thuật cấy truyền phôi trên bò (1994) và kỹ thuật cắt phôi tạo ra 2 con bê sữa từ một trứng (2002). Cho đến nay, một số kỹ thuật đã được công bố gồm:

    • Số phôi thu được trên một lần xử lý là 3,3 phôi. 74,7% số phôi thu được có thể sử dụng cho cấy truyền phôi.

    • Tỷ lệ thành công khi cấy phôi tươi là 27 - 29%, phôi đông lạnh 40 - 45%. Trung bình khoảng 35%.

    • Tỷ lệ bò đẻ bình thường so với bò mang thai từ cấy phôi khoảng 80% (mất phôi, sảy thai, đẻ non khoảng 20%).

    • Số trứng thu được từ một bò trên một lần xử lý 6 - 11 trứng, trung bình 7 trứng.

    • Kết quả nuôi trứng chín đạt 70 - 79%, trung bình 75%.

    • Tỷ lệ thụ tinh in-vitro 23,1 - 50,6%, trung bình 35%.

    • Tỷ lệ hợp tử phát triển đến phôi dâu và phôi nang 19,6 - 32,4%, trung bình 26%.

    • Tỷ lệ cắt thành công phôi dâu và phôi nang sớm 56,6%.

    • Tỷ lệ thụ tinh in-vitro từ tinh bò phân biệt giới tính đạt 29,9%. Tỷ lệ tạo dâu và phôi nang đạt 35%.

    Theo Hoàng Yến - Nguồn nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi

    Sau khi 25% thuế quan được loại bỏ đối với phi lê cá rô phi đông lạnh cỡ nhỏ, NK cá rô phi của Mỹ phục hồi khi người tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm protein động vật có giá phải chăng.
    09/08/2020
    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Thái Lan suy giảm, mũi nhọn Việt Nam được đà trên đất Mỹ

    Dù gặp rất nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, song xuất khẩu tôm vẫn giữ được sự tăng trưởng, đem về 2 tỷ USD. Điều đặc biệt, con tôm Việt Nam đang cực kỳ đắt khách trên đất Mỹ.
    09/08/2020
    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Giá thịt heo cao, sao không chọn cá tra vừa ngon, bổ, rẻ vừa dễ ăn?

    Trong thời điểm khó khăn hiện nay việc liên kết, tiêu thụ cá tra trong nước và xuất khẩu là vấn đề được quan tâm ở nhiều doanh nghiệp chế biến và người nuôi.
    09/08/2020
    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

    Dịch bệnh viêm phổi do virus Corona và các biện pháp chống dịch toàn cầu đang đe dọa đến ngành thủy sản, khi Trung Quốc luôn là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới.
    07/08/2020
    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Cận cảnh thu hoạch tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao

    Tuy giá tôm đang giảm mạnh nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lời.
    06/08/2020
    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức

    Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch.
    05/08/2020
    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Lưu ý chế độ ăn cho gia cầm mùa nóng

    Nhiều biện pháp dinh dưỡng đã được sử dụng nhằm giảm tác động của stress nhiệt đến cơ thể gia cầm trong những ngày nắng nóng
    04/08/2020
    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho hệ vi sinh đường ruột ruột ở lợn

    Quần thể vi khuẩn có thể được thay đổi tốt hơn bằng cách bổ sung các thành phần nhất định vào khẩu phần ăn, các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool ở Anh cho biết
    04/08/2020
    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn, cá lóc trong bể sạch: Tưởng nuôi chơi mà ăn thật!

    Nuôi lươn không bùn, nuôi cá lóc trong bể sạch đang là một hướng đi của nông dân vùng đất Gia Viễn, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
    04/08/2020
    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

    Nuôi tôm ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật đáy đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi.
    03/08/2020
    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

    Để xử lý nguồn chất thải từ nuôi tôm cá thâm canh các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp để xử lý nhằm làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
    30/07/2020
    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    Việt Nam có những giống gà độc đáo, nổi tiếng trong lịch sử, như những sản vật tiến vua. Việc phát triển các hình thức nuôi gà đã được nhiều người lựa chọn, không chỉ là sản vật mà còn giúp phát triển kinh tế.
    30/07/2020
    Zalo
    Hotline