Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

logo
EN

Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa
Ngày đăng: 02/03/2021 11329 Lượt xem

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng.

    Khái niệm

    Công nghệ cấy truyền phôi (Embryo Transfer-ET) là kỹ thuật lấy trứng đã thụ tinh (phôi) trong ống dẫn trứng ra khỏi cơ thể của con bò mẹ (con cho), cấy vào vòi trứng hoặc tử cung của con mẹ khác (con nhận) có trạng thái sinh lý tương ứng (đồng pha) thì phôi có thể tiếp tục phát triển trong cơ thể con nhận (mẹ nuôi) để cho ra đời một cá thể mới. Đặc tính di truyền của cá thể sinh ra bằng cấy phôi không phụ thuộc vào mẹ nuôi (con nhận phôi). Chính nhờ đặc điểm này, những con mẹ có phẩm chất di truyền thấp có thể làm con nhận phôi cho cá thể có phẩm chất ưu việt hoặc kỷ lục để sinh ra bò sữa cao sản.

    Bê con được sinh ra từ bò được cấy truyền phôi - Ảnh: ST

    Ưu điểm

    Mục đích của công nghệ phôi là nhân nhanh đàn giống gia súc từ những con cái năng suất cao. Một bò mẹ năng suất cao bình thường có thể cho 8 - 10 bê trong suốt cuộc đời. Nếu sử dụng công nghệ phôi, gây rụng trứng nhiều, bò mẹ này có thể cho 20, 50, 100, 200 bê hoặc hơn nữa tùy theo trình độ kỹ thuật.

    Cấy truyền phôi được xem là biện pháp đặc biệt, áp dụng công nghệ cao trong việc sớm tạo ra những con giống tốt làm hạt nhân của đàn bò sữa. Công nghệ cấy truyền phôi giúp nâng cao khả năng chống bệnh cho bò, nhân nhanh các giống tốt, quý hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản; nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa, thịt, làm ngắn thời gian tuyển chọn giống vì một con bò cho phôi có thể tạo ra nhiều bê chất lượng cao trong một năm.

    Từ đó giảm các chi phí khác như chuồng trại, vật tư, nhân lực, hạn chế dịch bệnh, giảm thải chất thải chăn nuôi; Giúp cho các trang trại giảm chi phí, thuận lợi trong việc xuất, nhập giống gia súc sống thay bằng con đường nhập phôi. Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, từ giai đoạn phôi thai. Nâng cao khả năng sinh sản, năng suất thịt, sữa trong chăn nuôi bò.

    Ứng dụng ở nước ta

    Thực tế, cấy truyền phôi bò đã được nghiên cứu, ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1980 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Kim Giao đã thành công trong kỹ thuật cấy truyền phôi trên bò (1994) và kỹ thuật cắt phôi tạo ra 2 con bê sữa từ một trứng (2002). Cho đến nay, một số kỹ thuật đã được công bố gồm:

    • Số phôi thu được trên một lần xử lý là 3,3 phôi. 74,7% số phôi thu được có thể sử dụng cho cấy truyền phôi.

    • Tỷ lệ thành công khi cấy phôi tươi là 27 - 29%, phôi đông lạnh 40 - 45%. Trung bình khoảng 35%.

    • Tỷ lệ bò đẻ bình thường so với bò mang thai từ cấy phôi khoảng 80% (mất phôi, sảy thai, đẻ non khoảng 20%).

    • Số trứng thu được từ một bò trên một lần xử lý 6 - 11 trứng, trung bình 7 trứng.

    • Kết quả nuôi trứng chín đạt 70 - 79%, trung bình 75%.

    • Tỷ lệ thụ tinh in-vitro 23,1 - 50,6%, trung bình 35%.

    • Tỷ lệ hợp tử phát triển đến phôi dâu và phôi nang 19,6 - 32,4%, trung bình 26%.

    • Tỷ lệ cắt thành công phôi dâu và phôi nang sớm 56,6%.

    • Tỷ lệ thụ tinh in-vitro từ tinh bò phân biệt giới tính đạt 29,9%. Tỷ lệ tạo dâu và phôi nang đạt 35%.

    Theo Hoàng Yến - Nguồn nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Nhiều cơ hội “bật dậy” cho con tôm Bạc Liêu

    Mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều cơn mưa giúp nước giảm độ mặn, thuận lợi cho việc thả tôm nuôi vụ mới. Vì vậy, nông dân nhiều nơi đã tập trung thả tôm nuôi vụ 2 với hy vọng giá tôm và thị trường sẽ khởi sắc vào những tháng cuối năm.
    30/06/2020
    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

    Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.
    30/06/2020
    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trên tôm bằng quả việt quất

    Việt quất, phá vỡ bức tường bảo vệ của vi khuẩn – màng tế bào, ngăn cản sự tăng sinh của cả virus gây hại.
    30/06/2020
    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Trump tìm cách cứu ngành tôm hùm Mỹ

    Tổng thống Mỹ chỉ đạo hỗ trợ người đánh bắt tôm hùm và dọa áp thuế Trung Quốc, khi ngành này lao đao vì Covid-19 và thuế nhập khẩu.
    29/06/2020
    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm NH3

    Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý nước bị nhiễm amoni (NH3), đặc biệt là nước NTTS như các đầm, ao nuôi tôm, cá công nghiệp.
    29/06/2020
    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    6 đột phá công nghệ lấy cảm hứng từ tự nhiên

    Hệ thống năng lượng Mặt Trời lấy cảm hứng từ hoa hướng dương, găng tay tắc kè giúp leo lên tường thẳng đứng giống người nhện, cánh quạt răng cưa giống khủng long,…. là một số những bước đột phá trong công nghệ bắt nguồn từ những khả năng kỳ diệu của sinh vật trong tự nhiên.
    26/06/2020
    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Bình Thuận: Gia cầm tăng giá trở lại

    Những ngày gần đây người chăn nuôi đã được đón tin vui khi giá gia cầm đang tăng trở lại.
    26/06/2020
    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Ngành thủy sản Việt Nam: Tận dụng cơ hội vàng để bứt phá

    Thủy sản là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt hàng tỷ USD mỗi năm, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt, gần 67% sản lượng nuôi trồng và chiếm 65% giá trị KNXK thủy sản.
    26/06/2020
    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Bệnh do virus trên cua (Scylla spp.)

    Cua bùn (Scylla spp.) là mặt hàng hải sản được giao dịch nhiều nhất ở các nước Châu Á. Có bốn loại virut: virus WSSV, virus hoại tử cơ, reovirus và baculovirus đã được báo cáo ở cua Scylla spp.
    26/06/2020
    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
    25/06/2020
    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng

    Sống tình cảm như cá heo: Ở chung 1 tháng "nhớ mặt" 20 năm!

    Thuộc top các loài động vật thông minh nhất hành tinh, cá heo không chỉ là một người bạn thân thiện với con người mà còn mang đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
    25/06/2020
    Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

    Ứng dụng cây thuốc lá trong vận chuyển cá giống

    Vận chuyển cá là một quá trình gây stress đối với cá, đặc biệt là đối với cá giống. Để hạn chế quá trình này đồng thời không lạm dụng các loại thuốc mê gây hại cho vật nuôi. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra một loại chất thay thế thuốc mê vừa rẻ, thân thiện môi trường lại có tính hiệu quả cao.
    25/06/2020
    Zalo
    Hotline