Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

logo
EN

Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản
Ngày đăng: 18/10/2020 9321 Lượt xem

    Inulin

    Inulin được biết đến như một chất kích thích miễn dịc trên tôm.

    Inulin được ứng dụng trên nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản với nhiều tác dụng khác nhau.

    Những năm gần đây, dịch bệnh bùng phát được xác định là hạn chế lớn đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản, hậu quả là tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. Vì vậy, từ lâu, nông dân đã áp dụng các thực hành cơ bản về quản lý tốt và sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, những hóa chất này đã dần dần bị hạn chế do sự hình thành vi khuẩn kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh, tác động tiêu cực đến môi trường và ức chế hệ miễn dịch của động vật thủy sản. Vì vậy, tìm kiếm các phương pháp điều trị ít có hại hơn, thân thiện với môi trường trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu.

    Inulin - một polysaccharide thực vật loại fructan, hay còn gọi là fructooligossacharide (FOS) phân bố rộng rãi trong tự nhiên dưới dạng carbohydrate dự trữ và đã được tìm thấy trong hơn 30.000 loài thực vật. Củ của rau diếp xoăn hoặc atisô Jerusalem hiện đang được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp do hàm lượng Inulin cao. Trong vài thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh giá trị của Inulin như một chất dinh dưỡng tự nhiên đầy hứa hẹn với khả năng tương thích tốt, nhiều hoạt tính sinh học và thành phần hóa học thích hợp. 

    Inulin có vị nhẹ, không gây kích ứng cũng như không có bất kỳ hương vị tệ nào, mang lại lợi ích tác động lên vật chủ bằng cách thúc đẩy có chọn lọc hoạt động và tăng trưởng của vi sinh đường ruột, điều hòa đường huyết, điều tiết lipid, chất chống oxy hóa, chống ung thư, tăng cường khả năng hấp thụ khoáng chất, điều hòa miễn dịch, giảm nguy cơ béo phì, kháng virus, ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin, chống viêm v.v. Inulin được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm được sử dụng làm chất làm đặc, chất thay thế chất béo, chất tạo ngọt trong ngành công nghiệp thực phẩm. Hiện nay, Inulin còn được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, mang lại tác dụng với đa dạng đối tượng nuôi. 

    Cá tra

    Nuôi cá được xem là một bài toán khó trong đó người nuôi cần giảm thiểu chi tiêu đầu vào và yêu cầu đầu ra đạt được chất lượng tối đa. Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất. Vì thế tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, đặc biệt là bằng cách cải thiện sự trao đổi chất, đồng hóa các chất dinh dưỡng luôn được ưu tiên. Bất kỳ sự giảm chi phí thức ăn hay chi phí của các phương pháp điều trị sẽ có tác động trực tiếp ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của người dân. 

    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi chủ lực vì đây là loài cá dễ nuôi, chất lượng thịt ngon và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, bệnh do hai loài vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila là những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá tra. Một trong những giải pháp được đề xuất là bổ sung 1% inulin cách nhịp mỗi 2 tuần vào thức ăn cá tra giúp cá tăng trưởng tốt, cải thiện miễn dịch và tăng sức đề kháng với vi khuẩn E. ictaluri dựa trên kết quả thí nghiệm. Sau 8 tuần, cá được cảm nhiễm với E. ictaluri và theo dõi tỉ lệ chết. Kết quả cho thấy tăng trưởng, chỉ tiêu huyết học, hoạt tính lysozyme tăng cao và có tỉ lệ chết sau cảm nhiễm thấp. 

    Cá rô phi

    Cá rô phi (Oreochromis niloticus) là một trong những loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến nhất. Tuy nhiên, nguồn cung nước ngọt thiếu hụt đã mang lại những thách thức lớn đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt và phát triển nuôi cá rô phi ở nước lợ hoặc nước biển đã trở thành một giải pháp thay thế quan trọng. Mặc dù cá rô phi có khả năng thích nghi tốt để phát triển ở nước lợ, nhưng căng thẳng lâu dài có thể gây ra nhiều tác động bất lợi khác nhau đối với cá rô phi, chẳng hạn như tăng trưởng kém, tỷ lệ sống thấp, hấp thụ chất dinh dưỡng kém, ức chế sinh sản, dịch bệnh.

    Để cải thiện tình trạng đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra Inulin - là một chất bổ sung hiệu quả để giảm bớt căng thẳng oxy hóa và rối loạn vi sinh vật đường ruột. Nghiên cứu này cho thấy rằng chế độ ăn sử dụng inulin là một chiến lược để cải thiện hiệu suất tăng trưởng, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, tăng cường sức khỏe của cá trong điều kiện stress độ mặn với mức bổ sung inulin tối ưu là 0.4% ở 16 psu. 

    Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung inulin vào thức ăn làm gia tăng đáp ứng miễn dịch và kích thích tăng trưởng tốt trên nhiều loài cá khác như cá hồi Salmo salar (Grisdale-Helland et al., 2008), cá mú báo Mycteroperca rosacea (Reyes-Becerril et al., 2014), cá chép Cyprinus carpio (Eshaghzadeh et al., 2015, Hoseinifar et al., 2016), …

    Tôm thẻ chân trắng

    Dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là bệnh do vi-rút đang là mối nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm. Các bệnh do vi rút, chẳng hạn như vi rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) gây ra tử vong nghiêm trọng trong nuôi tôm. Tôm không thể được tiêm phòng vaccine, do tôm chưa có hệ thống miễn dịch đặc hiệu phát triển. Theo đó, một số nghiên cứu đã được thực hiện để điều tra xem việc bổ sung Inulin có khả năng bảo vệ L. vannamei chống lại hội chứng đốm trắng (WSSV ) hay không? Inulin được phun vào thức ăn ở mức 0; 1.25; 2.5; 5 và 10 g/ kg thức ăn, cho ăn trong 62 và 73 ngày.

    Kết quả cho thấy rằng Inulin với nồng độ 2.5 và 5g / kg thức ăn giúp làm tăng hoạt động của phenoloxidase (đáp ứng miễn dịch tự nhiên ở tôm ), là một chất bổ sung tốt chống lại hội chứng đốm trắng (WSSV). Một nghiên cứu khác cũng chứng minh khả năng cải thiện đáng kể về tốc độ tăng trưởng và biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng, tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây hội chứng đốm trắng và vi khuẩn Vibrio alginolyticus thông qua việc thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa hoặc trực tiếp kích hoạt các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của tôm khi sử dụng Inulin (5mg/g ) và mannooligosaccharides (5mg/g ) như là một chất bổ trợ. 

    Hiện nay, mặc dù công nghệ sản xuất Inulin có thể đạt được sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế như chiết xuất và tinh chế đòi hỏi các quy trình phức tạp, khả năng hoạt động kém và năng suất thấp.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline