Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

logo
EN

Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa
Ngày đăng: 24/07/2020 8834 Lượt xem

    (Người Chăn Nuôi) - Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.

    Protein giá trị

    Vi tảo là một nhóm vi sinh vật đa dạng phát triển trong nhiều môi trường. Điều này cũng phản ánh thành phần dinh dưỡng của vi tảo rất khác nhau giữa các loài, nhưng cũng có trường hợp, cùng một loài tảo nhưng giá trị dinh dưỡng lại khác nhau tùy vào chủng, điều kiện nuôi cấy, phương pháp thu hoạch và giai đoạn tăng trưởng.

    Thành phần dinh dưỡng đa dạng giúp các chuyên gia có thể tận dụng vi tảo theo nhiều cách khác nhau, tối ưu thành phần dinh dưỡng phục vụ các mục tiêu chăn nuôi cụ thể. Ví dụ, những loài tảo giàu protein như Spirulina platensis và Chlorella vulgaris được sử dụng để cung cấp chất đạm; trong khi tảo giàu chất béo hoặc carbohydrates là nguồn cung năng lượng phù hợp; tảo giàu axit béo không bão hòa đa, hoặc chất kháng ôxy hóa có thể được sử dụng làm phụ gia thức ăn. Những giá trị dinh dưỡng tiềm năng của vi tảo như một nguồn cung protein cho bò sữa vừa được đánh giá chi tiết trong nghiên cứu luận án tiến sĩ công bố tháng 5/2019 tại Đại học Helsinki.  

    4 nghiệm thức đã được xây dựng cho bò sữa để đánh giá tác động của các loại protein thức ăn khác nhau lên khả năng tiêu thụ thức ăn, năng suất sữa, chuyển hóa năng lượng, sử dụng ni-tơ và trao đổi axit amin. Trong các thử nghiệm, các loại vi tảo chưa tách béo gồm Spirulina platensis, Chlorella vulgaris và Nannochloropsis gaditana đã thay thế một phần hoặc toàn bộ protein trong các loại thức ăn truyền thống (khô cải, khô đậu tương và đậu tằm). Ngoài ra, tác động của protein lên sản lượng sữa và trao đổi chất cũng được đánh giá trong những thử nghiệm này.

    Hàm lượng protein trong tảo Spirulina platensis và Chlorella vulgaris cao hơn hẳn protein thô trong các loại thức ăn truyền thống, xấp xỉ 600 - 700 g/kg vật chất khô. Trong khi đó, đạm trong vi tảo Nannochloropsis gaditana chỉ 385 g/kg vật chất khô, tương đương lượng đạm của các loại thức ăn truyền thống. 

     

    Kém ngon

    Độ ngon của vi tảo rõ ràng kém hơn hẳn các loại protein truyền thống. Khi chất xơ và tinh chất được sử dụng riêng biệt làm thức ăn cho bò, thì lượng ăn vào các tinh chất chứa vi tảo đều giảm, nhưng có thể bù lại bằng cách cho bò ăn nhiều xơ hơn. 

    Kết quả là, tổng lượng thức ăn thu nạp không thay đổi khi vi tảo được sử dụng như một nguồn thay thế những loại thức ăn protein truyền thống. Khi được sử dụng như một khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa, nhìn chung bò ăn vào ít hơn vì ăn lẫn cả vi tảo. 

    Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng lý giải sự kém ngon của vi tảo có phải do kết cấu, mùi, vị của vi tảo khác biệt so với các protein thức ăn truyền thống hay không. Do đó, ngành dinh dưỡng vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của quá trình nuôi cấy, thu hoạch, và chế biến tới thành phần và độ ngon của vi tảo.  

     

    Triển vọng mở rộng?

    Sản lượng sữa và protein trong sữa của bò ăn vi tảo được so sánh với bò được ăn đậu tương. Thay thế hạt cải và đậu tương bằng vi tảo Spirulina platensis có thể làm tăng sản lượng sữa béo do sự khác nhau trong quá trình lên men trong dạ cỏ, trọng lượng cơ thể giảm hoặc methionine thu nạp tăng lên. Nhìn chung, mặc dù kém ngon hơn, nhưng vi tảo hoạt động hiệu quả đáng kinh ngạc so với các loại protein thức ăn truyền thống. 

    Tác động của vi tảo lên khả năng sử dụng ni tơ phụ thuộc vào loại protein thức ăn thay thế. Thay thế hạt cải bằng vi tảo Spirulina platensis đã tạo ra những tác động tiêu cực, do ni tơ và protein có thể ăn được trong thức ăn chiếm một phần nhỏ hơn trong sữa. Cụ thể, khi bò ăn hạt cải, tỷ lệ sử dụng protein có thể ăn được là 150% -  mức cao nhất. Điều này có nghĩa, protein trong sữa của con bò được ăn hạt cải nhiều hơn lượng protein mà bò đã tiêu thụ trong thức ăn. Bởi vậy, cho bò ăn bằng hạt cải đã cải thiện an ninh lương thực do khô dầu hạt cải chỉ là một phụ phẩm của ngành sản xuất thực phẩm. Cho bò ăn bằng vi tảo, tỷ lệ sử dụng protein ăn được xấp xỉ 100%, nên vi tảo không tạo ra tác động tích cực hoặc tiêu cực lên an ninh lương thực.  

    Thay thế đậu tằm hoặc đậu tương bằng vi tảo tạo ra những tác động tích cực hơn so với hạt cải vì tỷ lệ ni tơ trong sữa đã tăng hoặc không thay đổi. Tỷ lệ sử dụng protein ăn được xấp xỉ 80% ở đậu tương và đậu tằm. Nói cách khác, bò được ăn những loại thức ăn này sẽ tiêu thụ protein mà người cũng có thể ăn được nhiều hơn lượng protein sản sinh trong sữa. Bởi vậy, những loại thức ăn như trên không đảm bảo an ninh lương thực như hạt cải và vi tảo. Khi vi tảo đã thay thế đậu tương trong khẩu phần ăn của bò, bài tiết ni tơ vào nước tiểu cũng giảm. Những hiệu quả trái ngược nhau cũng được quan sát thấy khi thay thế đậu tằm bằng vi tảo, vì tổng lượng ni tơ bài tiết vào môi trường cũng tăng. 

    Những kết quả thử nghiệm trên chứng tỏ vi tảo có thể được sử dụng làm protein thức ăn cho bò sữa trong các hệ thống sản xuất quy mô lớn. Vi tảo được đánh giá như một sự thay thế hoàn hảo, đặc biệt cho các loại hạt họ đậu gồm đậu tằm và đậu tương trong khẩu phần ăn của bò sữa.  

    >> Protein của khô dầu hạt cải đã được khoa học chứng minh phù hợp với khẩu phần ăn cơ bản của bò sữa gồm cỏ ủ silo và ngũ cốc. Cải thiện độ ngon của vi tảo trong khẩu phần ăn của bò sữa còn làm tăng sản lượng sữa vì lượng thức ăn thu nạp là nhân tố chính ảnh hưởng đến sản lượng sữa.

    Đan Linh - (Theo Allaboutfeed)

     

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan

    13/05/2020
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline