Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

logo
EN

Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa
Ngày đăng: 24/07/2020 8833 Lượt xem

    (Người Chăn Nuôi) - Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.

    Protein giá trị

    Vi tảo là một nhóm vi sinh vật đa dạng phát triển trong nhiều môi trường. Điều này cũng phản ánh thành phần dinh dưỡng của vi tảo rất khác nhau giữa các loài, nhưng cũng có trường hợp, cùng một loài tảo nhưng giá trị dinh dưỡng lại khác nhau tùy vào chủng, điều kiện nuôi cấy, phương pháp thu hoạch và giai đoạn tăng trưởng.

    Thành phần dinh dưỡng đa dạng giúp các chuyên gia có thể tận dụng vi tảo theo nhiều cách khác nhau, tối ưu thành phần dinh dưỡng phục vụ các mục tiêu chăn nuôi cụ thể. Ví dụ, những loài tảo giàu protein như Spirulina platensis và Chlorella vulgaris được sử dụng để cung cấp chất đạm; trong khi tảo giàu chất béo hoặc carbohydrates là nguồn cung năng lượng phù hợp; tảo giàu axit béo không bão hòa đa, hoặc chất kháng ôxy hóa có thể được sử dụng làm phụ gia thức ăn. Những giá trị dinh dưỡng tiềm năng của vi tảo như một nguồn cung protein cho bò sữa vừa được đánh giá chi tiết trong nghiên cứu luận án tiến sĩ công bố tháng 5/2019 tại Đại học Helsinki.  

    4 nghiệm thức đã được xây dựng cho bò sữa để đánh giá tác động của các loại protein thức ăn khác nhau lên khả năng tiêu thụ thức ăn, năng suất sữa, chuyển hóa năng lượng, sử dụng ni-tơ và trao đổi axit amin. Trong các thử nghiệm, các loại vi tảo chưa tách béo gồm Spirulina platensis, Chlorella vulgaris và Nannochloropsis gaditana đã thay thế một phần hoặc toàn bộ protein trong các loại thức ăn truyền thống (khô cải, khô đậu tương và đậu tằm). Ngoài ra, tác động của protein lên sản lượng sữa và trao đổi chất cũng được đánh giá trong những thử nghiệm này.

    Hàm lượng protein trong tảo Spirulina platensis và Chlorella vulgaris cao hơn hẳn protein thô trong các loại thức ăn truyền thống, xấp xỉ 600 - 700 g/kg vật chất khô. Trong khi đó, đạm trong vi tảo Nannochloropsis gaditana chỉ 385 g/kg vật chất khô, tương đương lượng đạm của các loại thức ăn truyền thống. 

     

    Kém ngon

    Độ ngon của vi tảo rõ ràng kém hơn hẳn các loại protein truyền thống. Khi chất xơ và tinh chất được sử dụng riêng biệt làm thức ăn cho bò, thì lượng ăn vào các tinh chất chứa vi tảo đều giảm, nhưng có thể bù lại bằng cách cho bò ăn nhiều xơ hơn. 

    Kết quả là, tổng lượng thức ăn thu nạp không thay đổi khi vi tảo được sử dụng như một nguồn thay thế những loại thức ăn protein truyền thống. Khi được sử dụng như một khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa, nhìn chung bò ăn vào ít hơn vì ăn lẫn cả vi tảo. 

    Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng lý giải sự kém ngon của vi tảo có phải do kết cấu, mùi, vị của vi tảo khác biệt so với các protein thức ăn truyền thống hay không. Do đó, ngành dinh dưỡng vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của quá trình nuôi cấy, thu hoạch, và chế biến tới thành phần và độ ngon của vi tảo.  

     

    Triển vọng mở rộng?

    Sản lượng sữa và protein trong sữa của bò ăn vi tảo được so sánh với bò được ăn đậu tương. Thay thế hạt cải và đậu tương bằng vi tảo Spirulina platensis có thể làm tăng sản lượng sữa béo do sự khác nhau trong quá trình lên men trong dạ cỏ, trọng lượng cơ thể giảm hoặc methionine thu nạp tăng lên. Nhìn chung, mặc dù kém ngon hơn, nhưng vi tảo hoạt động hiệu quả đáng kinh ngạc so với các loại protein thức ăn truyền thống. 

    Tác động của vi tảo lên khả năng sử dụng ni tơ phụ thuộc vào loại protein thức ăn thay thế. Thay thế hạt cải bằng vi tảo Spirulina platensis đã tạo ra những tác động tiêu cực, do ni tơ và protein có thể ăn được trong thức ăn chiếm một phần nhỏ hơn trong sữa. Cụ thể, khi bò ăn hạt cải, tỷ lệ sử dụng protein có thể ăn được là 150% -  mức cao nhất. Điều này có nghĩa, protein trong sữa của con bò được ăn hạt cải nhiều hơn lượng protein mà bò đã tiêu thụ trong thức ăn. Bởi vậy, cho bò ăn bằng hạt cải đã cải thiện an ninh lương thực do khô dầu hạt cải chỉ là một phụ phẩm của ngành sản xuất thực phẩm. Cho bò ăn bằng vi tảo, tỷ lệ sử dụng protein ăn được xấp xỉ 100%, nên vi tảo không tạo ra tác động tích cực hoặc tiêu cực lên an ninh lương thực.  

    Thay thế đậu tằm hoặc đậu tương bằng vi tảo tạo ra những tác động tích cực hơn so với hạt cải vì tỷ lệ ni tơ trong sữa đã tăng hoặc không thay đổi. Tỷ lệ sử dụng protein ăn được xấp xỉ 80% ở đậu tương và đậu tằm. Nói cách khác, bò được ăn những loại thức ăn này sẽ tiêu thụ protein mà người cũng có thể ăn được nhiều hơn lượng protein sản sinh trong sữa. Bởi vậy, những loại thức ăn như trên không đảm bảo an ninh lương thực như hạt cải và vi tảo. Khi vi tảo đã thay thế đậu tương trong khẩu phần ăn của bò, bài tiết ni tơ vào nước tiểu cũng giảm. Những hiệu quả trái ngược nhau cũng được quan sát thấy khi thay thế đậu tằm bằng vi tảo, vì tổng lượng ni tơ bài tiết vào môi trường cũng tăng. 

    Những kết quả thử nghiệm trên chứng tỏ vi tảo có thể được sử dụng làm protein thức ăn cho bò sữa trong các hệ thống sản xuất quy mô lớn. Vi tảo được đánh giá như một sự thay thế hoàn hảo, đặc biệt cho các loại hạt họ đậu gồm đậu tằm và đậu tương trong khẩu phần ăn của bò sữa.  

    >> Protein của khô dầu hạt cải đã được khoa học chứng minh phù hợp với khẩu phần ăn cơ bản của bò sữa gồm cỏ ủ silo và ngũ cốc. Cải thiện độ ngon của vi tảo trong khẩu phần ăn của bò sữa còn làm tăng sản lượng sữa vì lượng thức ăn thu nạp là nhân tố chính ảnh hưởng đến sản lượng sữa.

    Đan Linh - (Theo Allaboutfeed)

     

     

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Phòng trị bệnh thương hàn ở gà

    Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nguyên nhân
    03/11/2020
     Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu đang nhích dần lên

    Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá quá thấp, người dân tại nhiều địa phương phải hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đang có nhu cầu mua cá tra giống để thả nuôi đợt mới nên sức mua tăng, tạo điều kiện cho giá cá nhích lên.
    03/11/2020
    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến Anten - Cơ quan đích lây nhiễm virus đốm trắng

    Tuyến anten là cơ quan bài tiết quan trọng ở tôm, có chức năng rất giống với thận ở động vật có xương sống. Tuyến anten đóng một vai trò quan trọng đối với sự điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm.
    02/11/2020
    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi
    02/11/2020
    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Nuôi tôm sạch làm đất hoang “hóa vàng”

    Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng mang giá trị kinh tế tại huyện Hậu Lộc
    30/10/2020
    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Có sự “thống trị chuyên chế” ở tôm thẻ chân trắng!

    Việc hình thành thứ bậc thống trị trước đây chưa từng được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng.
    30/10/2020
    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ hạt dẻ trong chăn nuôi gia cầm

    Chiết xuất gỗ cây hạt dẻ (Castanea sativa) là một nguồn tannin thủy phân tốt. Ở liều lượng phù hợp sẽ được xem như chất phụ gia thế hệ mới với nhiều thuộc tính có lợi cho sức khỏe đường ruột của gia súc, gia cầm.
    30/10/2020
    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Tăng cường chức năng gan cho tôm

    Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
    29/10/2020
    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá

    Những tiến bộ trong phát triển Vaccine phòng ngừa Vibrio spp. trên cá mang lại hy vọng dập tắt nhiều dịch bệnh lớn.
    29/10/2020
    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Gia trại sản xuất trứng an toàn

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.
    29/10/2020
    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Giá cá tra tăng lại... đâm lo

    Dù giá cá tra đang tăng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang "hút" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dè chừng, lo lắng và chờ giá tiếp tục tăng.
    28/10/2020
    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
    28/10/2020
    Zalo
    Hotline