Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm

logo
EN

Việt Nam lần đầu tiên có trung tâm công nghiệp tôm
Ngày đăng: 12/08/2020 15310 Lượt xem

    nuôi tôm công nghệ cao

    Nuôi tôm công nghệ cao. (Ảnh minh họa)

    Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng tỉnh này thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

    Mục tiêu của đề án là phát triển Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm, đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cao cho 2 đối tượng tôm nước lợ chủ lực (tôm thẻ chân trắng và tôm sú); là đầu mối liên kết các tỉnh trong cụm sản xuất tôm của cả vùng, nơi có sức hút các nhà đầu tư, các nguồn lực và có thể tạo được tác động lan tỏa để thúc đẩy ngành tôm, các ngành phụ trợ có liên quan đến tôm ở các tỉnh lân cận và cả nước cùng phát triển bền vững.

    Bạc Liêu đặt ra trong năm 2020 có vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao từ 32 - 35 tỷ con giống và đến năm 2025 là từ 40 - 45 tỷ con giống, đảm bảo chất lượng đạt 90%, đáp ứng nhu cầu giống tôm nuôi của tỉnh và xuất sang các tỉnh lận cận.

    Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm là 147.900 ha, với nhiều mô hình, như: Ứng dụng công nghệ cao, thâm canh, bán thâm canh; tôm - lúa; nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp;… với sản lượng 249.000 tấn.

    Sản lượng tôm chế biến năm 2020 đạt hơn 98.000 tấn (tỷ trọng sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 20%), đến năm 2025 là 120.000 tấn (tỷ trọng đạt trên 30%). Tổng sản lượng tôm xuất khẩu đạt 73.000 tấn năm 2020 và năm 2025 đạt 90.000 tấn, chiếm trên 90% tổng sản lượng thủy sản chế biến của tỉnh.

    Năm 2025, phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công suất thiết kế đạt 160.000 tấn/năm. “Phấn đấu đến năm 2025, Bạc Liêu đứng ở vị trí hàng đầu về công nghệ chế biến tôm của cả nước”, đề án nêu rõ.

    Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, để đạt các mục tiêu đề ra, tỉnh này thực hiện hàng loạt giải pháp về cơ chế và chính sách, quản lý nhà nước và cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư, thị trường tiêu thụ, tổ chức sản xuất, cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác liên kết vùng, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực,… với sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn lực của địa phương.

    Đáng chú ý, tỉnh này đề xuất cơ chế đặc thù lên Trung ương về tín dụng, vốn vay cho nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở cấp nông hộ; giữ vững và mở rộng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống (Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc,…), các thị trường tiềm năng (Đông Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,…).

    UBND tỉnh Bạc Liêu cũng giao Sở Công thương và các sở, ngành liên quan xây dựng thương hiệu “tôm giống Bạc Liêu”, “tôm thương phẩm công nghệ cao Bạc Liêu”… với sản phẩm có dấu hiệu nhận diện rõ ràng, số lượng và chất lượng đảm bảo, ổn định và người tiêu dùng chấp nhận, tin tưởng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc và phải tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, dự kiến nguồn vốn để triển khai đề án là hơn 3.000 tỷ đồng (trong đó năm 2020 là 450 tỷ đồng, đến năm 20205 là hơn 2.550 tỷ đồng) từ ngân sách Trung ương và địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp, các nguồn hợp pháp khác.

    Số kinh phí này để thực hiện ít nhất 5 chương trình và 20 đề án, dự án từ năm 2020 đến 2025 ở các địa phương trong tỉnh Bạc Liêu.

    Nguồn Báo Dân Trí

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Trong chăn nuôi gia cầm, nhu cầu protein chính là nhu cầu các axit amin, vì thế việc sử dụng hiệu quả protein chính là cân bằng tối ưu nhu cầu các axit amin. Bổ sung các axit amin đúng cách là giải pháp quan trọng để cân bằng tối ưu các axit amin trong khẩu phần ăn nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
    11/03/2021
    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của chiết xuất cam, quýt thay thế cho kháng sinh trong chế độ ăn của heo con. Kết quả chỉ ra rằng, chiết xuất cam, quýt làm tăng nồng độ axit amin thiết yếu trong huyết tương, cải thiện hình thái đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa.
    10/03/2021
    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
    09/03/2021
    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.
    09/03/2021
    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Ủ rơm với urê (kiềm hóa rơm) là phương pháp rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người dân; Giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng, khắc phục một phần tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò trong vụ Đông - Xuân và những ngày giá rét kéo dài
    03/03/2021
    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng
    02/03/2021
    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.
    01/03/2021
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
    27/02/2021
    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.
    26/02/2021
    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.
    26/02/2021
    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung vào chế độ ăn để của tôm thẻ chân trắng.
    26/02/2021
    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
    22/02/2021
    Zalo
    Hotline