Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

logo
EN

Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê
Ngày đăng: 02/11/2020 16779 Lượt xem

    Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh trưởng kém, gây thiệt hại cho người nuôi.

    Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

    Nguyên nhân: Bệnh do loài ký sinh trùng đơn bào (Eimeria) gây ra. Chúng sống ký sinh trong tế bào thành ruột. 

    Triệu chứng: Dê kém ăn, bỏ ăn, phân nhão, tiêu chảy kéo dài. Trường hợp mắc bệnh nặng thì phân lỏng lẫn nhiều máu. Dê ỉa chảy kéo dài, xù lông và có trên 20% số con mắc bệnh chết.

    Phòng bệnh: Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ, tránh lây nhiễm ấu trùng vào thức ăn, nước uống. Không nên nuôi nhốt dê chật chội. Khi bệnh xảy ra cần vệ sinh sát trùng chuồng trại, cách ly ngay con ốm để tránh lây nhiễm ra toàn đàn, đặc biệt là dê con.

     

    Trị bệnh: Có thể dùng thuốc có thành phần như sau để điều trị: Sulfaquinoxaline, Pyrimethamine; Toltrazuril. Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Bệnh giun tròn

    Nguyên nhân: Bệnh do nhiều loài giun tròn cư trú ở đường tiêu hóa. Giun tròn đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành phôi và trứng nở thành ấu trùng giun qua vài giai đoạn, ấu trùng giun giai đoạn 3 bám vào cỏ, cây nơi ẩm thấp, dê ăn phải cỏ, cây có dính ấu trùng giun vào đường tiêu hóa gây bệnh và đẻ trứng.

    Triệu chứng: Thiếu máu, kém ăn, chậm chạp, kém hoạt bát, tiêu chảy phân màu xanh nhạt, cơ thể gầy còm, bụng chướng, ỉa chảy, dê gầy ốm và có thể chết.

    Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thu gom phân và ủ phân để tạo nhiệt làm chết ấu trùng trứng giun tròn và đốt sán dây; định kỳ mỗi tuần phun xịt chuồng trại 1 lần bằng các loại hóa chất như Benkocid, Iodine…

    Trị bệnh: Có thể sử dụng một trong những thuốc có hiệu lực cao và an toàn như Levamisole, Albendazole cho uống hay chích dưới da theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc ghi trên nhãn thuốc. Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải được thu gom và tiêu độc.

    Bệnh sán lá gan (Fasciolosis)

    Nguyên nhân: Sán lá gan trưởng thành sống trong ống mật của vật chủ và đẻ trứng theo ống mật vào đường tiêu hóa, theo phân ra ngoài. Chu kỳ phát triển và lây lan bệnh sán lá gan theo vòng tuần hoàn tự nhiên.

    Triệu chứng: Cấp tính: Dê yếu dần, suy nhược cơ thể, biếng ăn và xanh xao, con vật thường chết đột ngột. Mãn tính: Dê lờ đờ, giảm tiết sữa, giảm trọng lượng, có thể bị tiêu chảy, thể lực kém, xù lông, niêm mạc nhợt nhạt và tim đập nhanh hơn.

    Phòng bệnh: Định kỳ tẩy sán một năm hai lần vào đầu mùa khô và mùa mưa, ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì 3 - 4 tháng/lần. Không nên chăn thả hay sử dụng thức ăn cho dê ở những vùng ngập nước hay đọng nước lâu ngày, có ốc nước ngọt cư trú vì sán lá gan có vòng đời gián tiếp thông qua ký chủ trung gian là ốc. Có thể diệt ốc nước ngọt bằng CuSO4 (nồng độ 3 - 4%).

    Trị bệnh: Albendazone, niclosamide... chích dưới da hay cho uống với liều lượng 20 - 50 mg/kg thể trọng hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

    Bệnh sán dây

    Nguyên nhân: Bệnh do sán dây Moniezia expansa và M. benedeni gây ra. Sán dây trưởng thành ký sinh ở ruột non gia súc nhai lại. Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, vỡ ra, giải phóng nhiều trứng sán.

    Triệu chứng: Con vật kém ăn, khát nước, đi tả, trong phân có những đốt sán, có thể thấy cả đoạn sán dây còn lủng lẳng ở hậu môn.

    Phòng bệnh: Tẩy sán dây cho gia súc nhai lại trước khi sán dây phát triển thành sán trưởng thành. Diệt ký chủ trung gian trên bãi chăn bằng cách khai hoang, cải tạo đồng cỏ, cày lật đất, phơi nắng trong vài ngày, canh tác trên đất, không bỏ hoang đất.

    Trị bệnh: Có thể dùng Albendazole, dẫn xuất của Imidazole, thuộc nhóm enzimidazole. Liều lượng: theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

    >> Dê mới nhập về phải nuôi cách ly ít nhất 14 ngày trước khi cho nhập chung đàn để theo dõi tình trạng sức khỏe và tẩy giun, sán. Cùng đó, ngoài việc xuất dê thịt để bán, cần đánh giá, giám định loại thải những dê cái sinh sản kém hoặc thể trạng kém để đảm bảo cho vật nuôi sạch bệnh và có sức sản xuất cao.

    Theo Minh Anh - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    “Tuần hàng cá tra và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội” là sự kiện nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, đặc sản cá tra của Đồng Tháp cho người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội
    24/09/2020
     Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Tính đến hết tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 913,4 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
    23/09/2020
    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Con tôm sú đã giúp giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, cá biệt có những hộ thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vụ nuôi năm 2019 - 2020, tôm sú mùa nước mặn phát triển chậm, giá cả không ổn định, người nuôi chịu nhiều thiệt hại. Bù lại, bà con thắng lợi vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng.
    22/09/2020
    Vermiform và bệnh phân trắng

    Vermiform và bệnh phân trắng

    Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng.
    22/09/2020
    Niềm vui trúng mùa được giá

    Niềm vui trúng mùa được giá

    Khác với quy luật "được mùa mất giá, mất mùa được giá" những năm gần đây, nhiều nhà nông ở miền Tây Nam Bộ đang phấn khởi vì tôm và lúa trúng mùa vẫn được giá.
    21/09/2020
    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi ở những khu vực khác nhau được nuôi bằng chế độ cho ăn khác nhau, phổ biến nhất là phương pháp bón phân gây màu hoặc cho ăn bổ sung. Thức ăn là nguyên liệu đầu vào định hướng chi phí cao nhất trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, thức ăn có hiệu quả càng cao thì chi phí sản xuất càng ít.
    18/09/2020
    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Xuất khẩu tôm khả quan giúp ngành tôm được vực dậy sau khoảng thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
    17/09/2020
    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Có nhiều tranh cãi giữa việc ăn hải sản đánh bắt tự nhiên tốt hơn so với hải sản được nuôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá nuôi tốt hơn. Dưới đây là sự phân tích những nhận định so sánh giữa tôm cá nuôi và đánh bắt tự nhiên.
    16/09/2020
    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan, vậy tại sao con tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực?
    16/09/2020
    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc tháng 8, Việt Nam xuất siêu 5 tỉ USD. Do đó, lũy kế 8 tháng năm 2020, Việt Nam thặng dư thương mại lên đến con số 13,5 tỉ USD.
    16/09/2020
    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ tên khoa học là Ctenopharyngodon idella là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Cá Trắm cỏ là một trong những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế cao, là loại cá có thịt ngon, thơm và giàu dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
    15/09/2020
    Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

    Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

    Để tăng cường khả năng chịu stress của động vật thủy sản người nuôi có thể cải thiện bằng cách tăng cường dinh dưỡng. Thức ăn tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao và độ ngon miệng đã được sử dụng làm chất tăng cường dinh dưỡng để tăng cường khả năng chịu stress của tôm.
    15/09/2020
    Zalo
    Hotline