Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

logo
EN

Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay
Ngày đăng: 21/10/2020 6976 Lượt xem

    Tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam đạt gần 385 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng 9/2019, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ tháng 1, XK tôm giữ được đà tăng trưởng dương liên tục từ tháng 2 đến tháng 9 năm nay.
     

    Tháng 9/2020, trừ XK sang Nhật Bản giảm, XK tôm Việt Nam sang các thị trường chính khác đều tăng như Mỹ (+39,6%), Trung Quốc (+22,9%), EU (+35,4%), Hàn Quốc (+3,2%), Anh (+54,3%), Canada (+47%), Australia (+50,7%). Đáng chú ý, XK tôm Việt Nam sang EU trong tháng 9/2020 đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm nhờ một phần tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA. Các thị trường NK chính của tôm Việt Nam đồng loạt tăng NK để phục vụ các lễ hội cuối năm.

     

    9 tháng đầu năm nay, tôm chân trắng chiếm 72% tổng XK tôm của Việt Nam, tôm sú chiếm 16%, còn lại là tôm biển. Tổng giá trị XK tôm chân trắng tăng 15% trong khi XK tôm sú giảm 15%. XK tôm chân trắng chế biến (mã HS 16) và tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) tăng lần lượt 24% và 7%. XK tôm sú chế biến khác (HS16) tăng 38% trong khi XK tôm sú sống/tươi/đông lạnh (HS03) giảm 20%.

     

    Mỹ: Mỹ là thị trường dẫn đầu về NK tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 24%. XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 9/2020 tăng trưởng tốt 39,6% so với tháng 9/2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt trên 634,4 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù dịch Covid-19, XK tôm Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng trưởng dương trong cả tất cả các tháng của 9 tháng đầu năm nay. Mỹ được coi là thị trường có nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam ổn định nhất trong 9 tháng đầu năm nay. Nhu cầu NK tôm của Mỹ vẫn tốt để phục vụ phân khúc bán lẻ.

     

    Theo số liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), 8 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 460.070 tấn, trị giá 3,9 tỷ USD, tăng 6% về khối lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường Mỹ, trong 8 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ như Ấn Độ và Ecuador nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau COVID-19. Giá tôm tại đầm tất cả các cỡ tại Ấn Độ tiếp tục tăng do các nhà đóng gói tại Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung tôm nguyên liệu.

     

    8 tháng đầu năm nay, NK tôm vào Mỹ từ các nguồn cung chính đều tăng trong đó Mỹ tăng mạnh NK từ Ecuador, Indonesia, Argentina, NK từ Ấn Độ tăng khiêm tốn.

    EU: EU là thị trường NK tôm lớn 4 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm 13,8% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Sau khi giảm trong những tháng trước đó, XK tôm Việt Nam sang EU bắt đầu tăng trưởng tốt trong quý III năm nay nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8 năm nay. Tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 57,6 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 9 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt trên 371 triệu USD, tăng 2,3%.

    Trên thị trường EU, các nhà hàng, dịch vụ thực phẩm đang từng bước mở cửa trở lại. Ngành du lịch cũng bắt đầu khởi động. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hoặc online tiếp tục tăng và nhu cầu tiêu thụ tôm cho phân khúc bán lẻ sẽ lớn hơn để chuẩn bị cho các kỳ nghỉ lễ cuối năm. EU là thị trường có tỷ suất lợi nhuận tốt và đây sẽ là thị trường được nhiều DN tập trung XK trong những tháng cuối năm. XK tôm Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm dự kiến tiếp tục tăng.

     

    Với những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam cả năm 2020 dự kiến đạt 3,7 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2019.

    Nguồn: Kim Thu - Vasep

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline