Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách

logo
EN

Bàn chuyện nuôi cá tra hậu giãn cách
Ngày đăng: 28/09/2021 5835 Lượt xem

    chế biến cá tra

    Cần có bộ quy tắc chung hướng dẫn doanh nghiệp ngành cá tra sớm trở lại sản xuất. Trong ảnh: Chế biến cá tra xuất khẩu tại Cần Thơ - Ảnh: Báo Cần Thơ.

    Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít...

    Tại hội nghị trực tuyến "Giải pháp phát triển chuỗi cá tra sau giãn cách xã hội", do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 25-9, bà Tô Tường Lan - phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN - đề xuất cần có bộ quy tắc hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho các doanh nghiệp (doanh nghiệp) chế biến thủy sản để làm "kim chỉ nam" trong thực hiện phục hồi sản xuất.

    Theo đó, bộ quy tắc này cần có những quy định thống nhất về xét nghiệm, tiếp nhận lao động trở lại doanh nghiệp, ứng phó với sự cố khi có ca F0 hay công nhân đã tiêm vắc xin mũi 1 hay mũi 2 thì sẽ ra sao...

    "Do chưa có bộ quy tắc thống nhất, mỗi địa phương ở ĐBSCL có chủ trương chống dịch khác nhau, thiếu sự phối hợp đồng bộ đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong vận chuyển nguyên liệu, thu hoạch và vận chuyển cá tra giống, cá tra nguyên liệu", bà Lan nói.

    Tương tự, ông Dương Nghĩa Quốc - chủ tịch Hiệp hội Cá tra VN - cũng cho rằng các địa phương không áp dụng thống nhất các quy định của trung ương mà mỗi nơi làm một kiểu, gây khó khăn và cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.

    Do đó, cần có quy định cụ thể và hướng dẫn rõ để các địa phương và doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, theo ông Quốc, dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều thông tư yêu cầu giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp chưa được giảm lãi suất, một số chỉ được giảm 0,5 - 1% lãi suất.

    "Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra, giám sát và xem xét giảm lãi suất tới 2% mới giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn hiện nay", ông Quốc đề xuất.

    Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho rằng các địa phương cần có chính sách đồng bộ trong hoạt động phòng chống dịch, đặc biệt trong lưu thông và vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có sản phẩm cá tra.

    Cũng theo ông Sơn, Bộ Y tế đang chuẩn bị phương án cho doanh nghiệp tự xét nghiệm cho công nhân và sẽ có hướng dẫn, tập huấn cũng như tổ chức kiểm tra, giám sát.

    Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài đã làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít với khoảng 5.000 công nhân.

    Giá cá tra chỉ còn ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg, thấp hơn 500 đồng/kg so với trước giãn cách xã hội.

    Lãnh đạo Cục Quản lý nông lâm sản và thủy sản cho rằng nếu các địa phương không tạo điều kiện phục hồi nhanh hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp sẽ không có những đơn hàng phục vụ thị trường Noel và Tết dương lịch cuối năm nay.

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng kịch bản cụ thể theo hướng vừa kiểm soát được tốt nhất dịch bệnh vừa phát triển tốt nhất chuỗi ngành hàng cá tra.

    Nguồn Tép Bạc - Theo Báo Tuổi Trẻ

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?

    Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?

    Theo ước tính của các Infofish trong năm 2019, Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia sản xuất 2,2 triệu tấn trong đó Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng. Sau khi Mỹ áp dụng luật chống phá giá lên cá tra Việt Nam vào năm 2002, sản lượng không giảm mà còn gia tăng gấp 8 -10 lần và xuất đến trên 120 quốc gia.
    14/09/2020
    Giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại

    Giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại

    Sau một thời gian dài ở mức thấp, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện tăng trở lại từ 5.000-6.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 2 tuần. Hiện, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương ở mức 17.500-18.200 đồng/kg, nhưng người nuôi vẫn bị lỗ.
    11/09/2020
    Kiểm soát bệnh do Vibrio bằng hỗn hợp acid hữu cơ trên tôm thẻ

    Kiểm soát bệnh do Vibrio bằng hỗn hợp acid hữu cơ trên tôm thẻ

    Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi với tỷ lệ chết lên đến 100%. Có một số cách kiểm soát bệnh Vibriosis như: sử dụng kháng sinh hay chế phẩm sinh học.
    11/09/2020
    Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao

    Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao

    Theo ông Nguyễn Trường Đại (Đồng Nai), nếu thời tiết thuận lợi, giá bán ổn định khoảng 150 ngàn đồng/kg (loại 20 con/kg), ông thu lợi khoảng 1,5 tỷ đồng.
    11/09/2020
    Tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

    Tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

    Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng phát triển ổn định về diện tích và có sự tăng dần về năng suất cũng như chất lượng. Bên cạnh con tôm nước lợ, nhiều hộ nuôi còn triển khai đa dạng các đối tượng khác cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là có liên kết bao tiêu ổn định, điển hình như mô hình nuôi cá rô phi đơn tính.
    10/09/2020
    Cám lúa mì lên men nâng cao năng suất của gà thịt

    Cám lúa mì lên men nâng cao năng suất của gà thịt

    Một nghiên cứu ở Đài Loan kết luận rằng, việc bổ sung cám lúa mì lên men ở gà thịt có thể có khả năng nâng cao năng suất tăng trưởng bằng cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột và tình trạng viêm nhiễm.
    09/09/2020
    Xuất khẩu cá tra lao dốc: Lỗi không phải chỉ do dịch COVID-19!

    Xuất khẩu cá tra lao dốc: Lỗi không phải chỉ do dịch COVID-19!

    Từ đầu năm đến nay giá cá tra nguyên liệu liên tục lao dốc không phanh xuống mức 17.000 đồng/ kg, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân được nêu ra là do dịch bệnh COVID-19 làm gián đoạn hoạt động giao thương. Nhưng, con cá tra đã "rớt" từ lâu trước khi COVID-19 hoành hành.
    09/09/2020
    Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh

    Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh

    Chế phẩm do TS Đỗ Thị Liên và các cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân lập là nguồn thức ăn mới góp phần đảm bảo chất lượng, số lượng thức ăn cho con giống loài hai mảnh vỏ.
    09/09/2020
    Chủ nuôi tiết lộ sự thật về gà vảy cá “mỹ kê” giá 5 triệu đ/con

    Chủ nuôi tiết lộ sự thật về gà vảy cá “mỹ kê” giá 5 triệu đ/con

    Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp. Tuy nhiên, theo nhiều chủ trang trại nuôi gà vảy cá ở Việt Nam cho biết: Nuôi hay kinh doanh giống gà cảnh này thoạt nghe tưởng “ngon ăn” nhưng không hề dễ dàng.
    08/09/2020
    Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

    Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

    Từ năm 2013 đến nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại các nước trong khu vực Châu Á. Thời gian gần đây, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc.Tính đến ngày 27/7/2020, đã phát hiện tổng số 13 ổ dịch tại Trung Quốc; đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày 15-20/7/2020, đã ghi nhận 5 ổ dịch mới tại tỉnh Quảng Tây (cách biên giới với Việt Nam khoảng 200 km)
    08/09/2020
    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra là xu hướng tất yếu của các công ty, tập đoàn chuyên nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu hiện nay. Mục đích của việc làm này là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khép kín quy trình để chủ động trong sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
    08/09/2020
    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Nhằm cung cấp giải pháp xử lý phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản với chi phí thấp và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, Viện Nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường - Đại học Nông lâm TP.HCM đã đưa ra quy trình sản xuất enzyme protease thủy phân phụ phẩm cá tra và cá basa để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.
    07/09/2020
    Zalo
    Hotline