Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

logo
EN

Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa
Ngày đăng: 19/11/2020 15252 Lượt xem

    cá tra giống

    Sự thâm canh cá tra đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng và tỷ lệ tử vong cao.

    Ương cá tra chủ yếu gặp phải các bệnh truyền nhiễm, ít khi mắc đơn lẻ mà đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

    Sự thâm canh của ngành cá tra đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng và tỷ lệ tử vong cao ở cả giai đoạn ương và nuôi. Các phương pháp quản lý sức khỏe cá nuôi hiện tại không đủ khả năng để giảm thiểu hoặc kiểm soát mức độ phổ biến của bệnh, dẫn đến phúc lợi cá, năng suất hoặc hiệu quả dưới mức tối ưu. 

    Các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trong nuôi cá tra là: bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri (75%), bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila (60%), bệnh ký sinh trùng (48%), bệnh nấm saprolegniasis (19%), hội chứng gan và mang nhợt nhạt (17%), thối đuôi (14%) và bệnh trương bóng hơi (3%).

    Hầu hết nông dân cho biết có nhiều bệnh xảy ra cùng một lúc trong quá trình nuôi, thường gặp nhất là “bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila”, “bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh ký sinh trùng”, “bệnh ký sinh trùng và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila” và“ bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila và bệnh ký sinh trùng”. Sự đồng nhiễm có thể dẫn đến tử vong cao hơn so với nhiễm đơn lẻ, do đó điều quan trọng là phải nhận biết được sự đồng nhiễm. Điều này đã được chứng minh trong một thử nghiệm tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể ở những cá tiếp xúc với vi khuẩn (E. ictaluri) và sau đó bị nhiễm ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis (71,1%) so với các trường hợp chỉ nhiễm E. ictaluri đơn lẻ (26,7%) hoặc I. multifiliis chỉ là (28,9%).

    A: ao ương cá tra ở ĐBSCL; B: trùng bánh xe Trichodina trong mang cá; C: nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Aeromonas: xuất huyết; D: bệnh thối đuôi: mảng trắng trên da; E: BNP: đốm trắng trên gan và lá lách; F: hội chứng mang và gan nhợt nhạt của cá bị nhiễm bệnh.

    Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Trichodina ở cả ba giai đoạn ương là: 41,8% ở ấu trùng (0-20 ngày), 41,6% ở cá bột (21-30 ngày) và 58,7% ở cá giống (40-90 ngày). Nghiên cứu này đã phát hiện một tỷ lệ nhiễm cao vi khuẩn E. ictaluri (44,4% ở ấu trùng, 40% ở cá con và 35% ở cá giống) và A. hydrophila (11,1% ở ấu trùng, 30% ở cá bột và 30% ở cá giống. Vi khuẩn Flavobacterium columnare (gây bệnh trắng đuôi) được quan sát thấy ở cá giống với tỷ lệ 10% và không được quan sát thấy ở các giai đoạn ương khác.

    Các trường hợp đồng nhiễm vi khuẩn phổ biến nhất là E. ictaluri và A. hydrophila (16%), E. ictaluri và F. columnare (4%). Các loại nấm bệnh phổ biến nhất được phát hiện là Fusarium spp. (34,5% ở ấu trùng, 51,4% ở cá bột, và 47,7% ở cá giống) và Aspergillus spp. (43,6% ở ấu trùng, 32,4% ở cá bột và 41,5% ở cá giống).

    Đề xuất một hướng đi để giảm tỷ lệ mắc bệnh không phải đơn giản. Động lực để nông dân điều chỉnh và tiếp nhận các công nghệ mới là một quá trình phức tạp, nhưng nghiên cứu này cho thấy rằng việc cải thiện các phương pháp hiện tại của nông dân cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

    Thứ nhất, giảm thời gian giữa việc cho nước vào ao và thả cá sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng. Việc này có ảnh hưởng đến cá ngay sau khi thả giống vì người nuôi đã quan sát thấy hầu hết bệnh ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng vì vậy đó là thời điểm ảnh hưởng nhiều nhất. Cần có thêm nghiên cứu để xác định lý do tại sao thả một thời gian dài lại làm gia tăng bệnh ký sinh trùng, để các biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn, có thể nhắm vào chất lượng nước hoặc vi sinh vật trong nước có thể gây ra hậu quả này.

    Thứ hai, tăng số ngày giữa khi thả cá và bắt đầu tập ăn thức ăn công nghiệp là biện pháp bảo vệ chống lại cả bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila. Khả năng ăn thức ăn công thức của cá phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa và sự phát triển cơ thể của chúng. Chính vì thế thước đo tốt hơn để bắt đầu cho ăn thức ăn công nghiệp là kích thước của cá. Ngụ ý rằng, thời gian cho ăn thức ăn công nghiệp lâu hơn thì cơ hội dương tính với bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri của chúng càng thấp. Bắt đầu tập ăn thức ăn công nghiệp ảnh hưởng đến bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri và bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila  bởi vì bệnh khởi phát chủ yếu ở giai đoạn cá bột (21-30 ngày sau khi thả), do đó nông dân có thể bắt đầu tập ăn thức ăn công nghiệp trung bình 18 ngày sau khi thả.

    Thứ ba, tháo bùn ao để ngăn ngừa bệnh ký sinh trùng. Bùn chứa thức ăn thừa và phân từ vụ trước, cần ngăn sự phát triển cũng như loại bỏ được kí sinh trùng thông qua việc tháo bùn. Mặt khác, bùn có chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng, nhưng cũng có thể chứa dư lượng hóa chất được sử dụng trong các vụ trước, do đó hoạt động thải bùn trên sông được coi là chất gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách ủ bùn, vì vậy tháo bùn đáy ao vẫn là phương pháp hiệu quả, dễ thực hiện và ít tác động đến môi trường khi bùn đã được xử lý.

    Thứ tư, sử dụng iốt để khử trùng nước sẽ bảo vệ cá với bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri. Iốt được biết đến với đặc tính kháng khuẩn. Đó có thể là lý do mà việc điều trị phòng ngừa bằng i-ốt có liên quan đến tỷ lệ bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri thấp hơn trong khảo sát này. 

    Ngoài các biện pháp phòng ngừa hiện đang được nông dân sử dụng, các biện pháp phòng ngừa mới đang xuất hiện như sử dụng hệ thống tuần hoàn để nuôi cá tra. Các hệ thống này sẽ cung cấp một mức độ kiểm soát tiên tiến mà các hệ thống ao nuôi hiện tại không có được. Tuy nhiên, những mô hình này đòi hỏi một khoản đầu tư lớn mà các cơ sở nuôi nhỏ ít đáp ứng được. Có những phát triển mới liên quan đến các biện pháp phòng ngừa đối với các bệnh cụ thể, ví dụ như tiêm chủng và chọn lọc di truyền để giảm thiểu bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri. Hiện nay, có hai chương trình nhân giống cá tra được thành lập tại Việt Nam được thực hiện song song, một chương trình nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng và chương trình còn lại nhằm nâng cao sức đề kháng cho bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri.

    Kết quả khảo sát này cho thấy rằng việc kéo dài thời gian tập ăn thức ăn công nghiệp, sử dụng iốt để xử lý nước, thoát bùn ao và giảm thời gian giữa việc đổ nước vào ao và thả cá có tác dụng bảo vệ đáng kể về mặt thống kê đối với bệnh gan thận mủ do Edwardsiellla ictaluri, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila hoặc bệnh ký sinh trùng. Do đó sủ dụng cùng lúc bốn phương pháp phòng ngừa này có thể có lợi giảm gánh nặng dịch bệnh trong ương cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Chất chiết lá lựu cho kết quả đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.
    21/07/2020
    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, Hiệp định EVFTA còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam...
    21/07/2020
    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi lính đen vừa là mô hình làm sạch môi trường chăn nuôi, vừa là mô hình chăn nuôi kinh tế được nhiều địa phương ở các tỉnh triển khai, nhưng ở Đăk Hà, gia đình tôi triển khai đầu tiên. Sắp tới, tôi cũng có hướng nhân rộng thêm. Bây giờ thì không ai nói ông Ấn “điên, khùng” nữa rồi. Nếu ai muốn học hoặc làm, tôi sẵn sàng giúp đỡ” - ông Ấn cười vui vẻ.
    20/07/2020
    Nam Định: Ao cá

    Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm

    Trang trại nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ". Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.
    16/07/2020
    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị chi phối bởi thành phần thức ăn và sự cân bằng của các vi chất dinh dưỡng bổ sung, nguồn cung các loại axit amin (AA), axit béo, vitamin, chất khoáng - những yếu tố tác động lên hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe vật nuôi và chất lượng của sản phẩm cuối cùng khi tới tay khách hàng.
    15/07/2020
    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Đối diện với nhiều khó khăn, ngành thủy sản nửa đầu năm 2020 có nhiều biến động.
    15/07/2020
    Điều ít biết về da cá hồi

    Điều ít biết về da cá hồi

    Da cá hồi an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của cá hồi khiến da của chúng không được đảm bảo.
    14/07/2020
    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2020 đang dần phục hồi do dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn đã được khống chế hoàn toàn.
    13/07/2020
    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil, nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả và tiết kiệm chi phí nuôi.
    13/07/2020
    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, vừa phát hiện một loài tảo độc ở đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) sau khi quan trắc, phân tích mẫu nước.
    09/07/2020
    Những “ông đỡ sản ngư”

    Những “ông đỡ sản ngư”

    Vốn là những kỹ sư thủy sản, nhưng mỗi lần cá sinh sản, họ trở thành lão ngư thứ thiệt, sẵn sàng ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi thức trắng đêm canh cá đẻ. Vì thế, họ còn được nhiều người gọi là “ông đỡ” cho “sản ngư”.
    09/07/2020
    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi.
    08/07/2020
    Zalo
    Hotline