Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

logo
EN

Chiến lược kiểm soát dịch bệnh
Ngày đăng: 01/12/2020 9804 Lượt xem

    Dịch bệnh luôn là mối lo ngại trong phát triển thủy sản nói chung nhất là với nuôi tôm, bởi đây là nhân tố làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng chi phí cho người nuôi. Do đó, cần có kế hoạch quốc gia và huy động được các nguồn lực, sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh.

     

    Thiệt hại nghìn tỷ đồng mỗi năm

    Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị xây dựng kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2021 – 2025, trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng diện tích NTTS bị thiệt hại hơn 41.980 ha, gấp 1,91 lần so cùng kỳ năm 2019.

    Cục Thú y cho biết giai đoạn 2012 – 2015, bình quân mỗi năm có trên 47.600 ha và trên 15.000 lồng, bè, vèo nuôi thủy sản bị thiệt hại, ước tính tổn thất trên 3.000 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2016 – 2020 (tính đến hết tháng 8/2020), bình quân mỗi năm có gần 45.000 ha và trên 26.000 lồng, bè, vèo nuôi thủy sản bị thiệt hại, ước tổn thất trên 2.960 tỷ đồng/năm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

    Một trong những chiến lược tự nhiên cải thiện sự tăng trưởng và sức khỏe của tôm. Ảnh: TB

    Đối tượng thủy sản nuôi bị thiệt hại nhiều nhất là tôm nuôi nước lợ. Tổng diện tích bị thiệt hại là hơn 39.536,6 ha, chiếm 94,18% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, cao gấp 1,93 lần so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 5,56% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Cụ thể, diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại do các loại dịch bệnh là 5.482,71 ha, giảm 6% so cùng kỳ năm 2019, với các loại bệnh phổ biến như hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, đỏ thân, phân trắng, đường ruột… Diện tích tôm thiệt hại do biến đổi môi trường và thời tiết là 2.778,85 ha, thiệt hại nhưng không xác định được nguyên nhân là 31.275,14 ha.

    Tại một số vùng nuôi tôm trong cả nước, 10 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận nhiều thiệt hại về dịch bệnh. Như tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã có 150 ao nuôi bị nhiễm bệnh tương đương hơn 105.000 m2 (chiếm 10,68% diện tích nuôi tôm toàn xã), chủ yếu là bệnh đốm trắng. Hay tại tỉnh Sóc Trăng, vùng nuôi tôm lớn ở khu vực ĐBSCL, trong tháng 9 – 10/2020, ngành chức năng địa phương đã thu 113 mẫu tôm tại các ao nuôi bị thiệt hại ở các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu. Kết quả bệnh đốm trắng (WSSV): tỷ lệ dương tính trên mẫu bệnh phẩm là 38%; Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND): tỷ lệ dương tính trên mẫu bệnh phẩm là 33%; bệnh vi bào tử trùng (EHP): tỷ lệ dương tính trên mẫu bệnh phẩm là 41%. Theo đánh giá của tỉnh Sóc Trăng thì: “tình hình dịch bệnh tăng nhanh vào đầu tháng 10 đến nay, nguyên nhân do tác động của các đợt áp thấp nhiệt đới và bão liên tiếp đến nước ta, gây ra mưa kéo dài, nhiệt độ môi trường biến động và giảm thấp tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển”. Đặc biệt, tỷ lệ mẫu dương tính bệnh đốm trắng tại khu vực phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu chiếm tỷ lệ rất cao (30/36 mẫu thu giám sát có kết quả dương tính). Đồng thời, tỷ lệ dương tính với các bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh vi bào tử trùng tại khu vực này cũng cao, một số mẫu bị nhiễm kép từ 2 đến 3 bệnh.

    Xây dựng chiến lược ứng phó

    Đại diện Cục Thú y cho biết, để có kế hoạch tổng thể cho việc phát triển tôm, cá tra và nhiều loại thủy sản khác; Bộ NN&PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh thủy sản, trong đó lập kế hoạch rất chi tiết, phù hợp với vùng miền, từng đối tượng nuôi và từng loại dịch bệnh để có giải pháp phòng chống phù hợp, tương ứng các điều kiện có thể xảy ra như thời tiết biến đổi cực đoan, xâm nhập mặn và kể cả môi trường ô nhiễm.

    Kế hoạch quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, giai đoạn 2021 – 2025 đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực tổ chức kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm trên một số đối tượng thủy sản, trong đó tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá tra và đối tượng có giá trị cao như tôm hùm, cá hồi, cũng như đối tượng có sản lượng nuôi nhiều là cá rô phi, nghêu… Mục tiêu cụ thể của đề án này là kiểm soát tỷ lệ diện tích thủy sản nuôi bị bệnh ở mức thấp hơn 3%/tổng diện tích thả nuôi.

    Giải pháp quản lý môi trường

    Trao đổi với phóng viên, các chuyên gia ngành tôm đến từ Mỹ cho biết: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, việc nuôi tôm thành công hay thất bại hiện nay tại Việt Nam chủ yếu dựa vào việc xử lý các yếu tố về môi trường, dịch bệnh. Từ con giống, thức ăn, quy trình nuôi… đều tập trung vào việc cải thiện khả năng chống chịu bệnh của con tôm, điều này không xảy ra ở một số quốc gia mà môi trường còn tốt và ngành tôm chỉ mới bắt đầu phát triển”.

    Các giải pháp nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp đang được các doanh nghiệp khuyến khích giúp việc tầm soát, kiểm soát dịch bệnh khá hiệu quả, tỷ lệ nuôi thành công cao, như các mô hình sử dụng ao lắng, lót bạt, nhà kính… Tuy nhiên, điều nan giải là xu hướng dịch bệnh phát triển trên diện tích tôm nuôi quảng canh, vốn phụ thuộc rất nhiều đến các yếu tố môi trường thời tiết. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, để tăng tỷ lệ nuôi thành công, giảm diện tích thiệt hại do dịch bệnh ngành tôm tại Việt Nam sẽ rất cần đến việc bảo vệ môi trường trong nuôi tôm, đặc biệt là các yếu tố đất, nguồn nước…

    Nguồn Thủy sản việt nam - Theo hội nghề cá VN

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?

    Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?

    Theo ước tính của các Infofish trong năm 2019, Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia sản xuất 2,2 triệu tấn trong đó Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng. Sau khi Mỹ áp dụng luật chống phá giá lên cá tra Việt Nam vào năm 2002, sản lượng không giảm mà còn gia tăng gấp 8 -10 lần và xuất đến trên 120 quốc gia.
    14/09/2020
    Giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại

    Giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại

    Sau một thời gian dài ở mức thấp, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện tăng trở lại từ 5.000-6.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 2 tuần. Hiện, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương ở mức 17.500-18.200 đồng/kg, nhưng người nuôi vẫn bị lỗ.
    11/09/2020
    Kiểm soát bệnh do Vibrio bằng hỗn hợp acid hữu cơ trên tôm thẻ

    Kiểm soát bệnh do Vibrio bằng hỗn hợp acid hữu cơ trên tôm thẻ

    Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi với tỷ lệ chết lên đến 100%. Có một số cách kiểm soát bệnh Vibriosis như: sử dụng kháng sinh hay chế phẩm sinh học.
    11/09/2020
    Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao

    Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao

    Theo ông Nguyễn Trường Đại (Đồng Nai), nếu thời tiết thuận lợi, giá bán ổn định khoảng 150 ngàn đồng/kg (loại 20 con/kg), ông thu lợi khoảng 1,5 tỷ đồng.
    11/09/2020
    Tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

    Tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

    Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng phát triển ổn định về diện tích và có sự tăng dần về năng suất cũng như chất lượng. Bên cạnh con tôm nước lợ, nhiều hộ nuôi còn triển khai đa dạng các đối tượng khác cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là có liên kết bao tiêu ổn định, điển hình như mô hình nuôi cá rô phi đơn tính.
    10/09/2020
    Cám lúa mì lên men nâng cao năng suất của gà thịt

    Cám lúa mì lên men nâng cao năng suất của gà thịt

    Một nghiên cứu ở Đài Loan kết luận rằng, việc bổ sung cám lúa mì lên men ở gà thịt có thể có khả năng nâng cao năng suất tăng trưởng bằng cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột và tình trạng viêm nhiễm.
    09/09/2020
    Xuất khẩu cá tra lao dốc: Lỗi không phải chỉ do dịch COVID-19!

    Xuất khẩu cá tra lao dốc: Lỗi không phải chỉ do dịch COVID-19!

    Từ đầu năm đến nay giá cá tra nguyên liệu liên tục lao dốc không phanh xuống mức 17.000 đồng/ kg, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân được nêu ra là do dịch bệnh COVID-19 làm gián đoạn hoạt động giao thương. Nhưng, con cá tra đã "rớt" từ lâu trước khi COVID-19 hoành hành.
    09/09/2020
    Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh

    Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh

    Chế phẩm do TS Đỗ Thị Liên và các cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân lập là nguồn thức ăn mới góp phần đảm bảo chất lượng, số lượng thức ăn cho con giống loài hai mảnh vỏ.
    09/09/2020
    Chủ nuôi tiết lộ sự thật về gà vảy cá “mỹ kê” giá 5 triệu đ/con

    Chủ nuôi tiết lộ sự thật về gà vảy cá “mỹ kê” giá 5 triệu đ/con

    Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp. Tuy nhiên, theo nhiều chủ trang trại nuôi gà vảy cá ở Việt Nam cho biết: Nuôi hay kinh doanh giống gà cảnh này thoạt nghe tưởng “ngon ăn” nhưng không hề dễ dàng.
    08/09/2020
    Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

    Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

    Từ năm 2013 đến nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại các nước trong khu vực Châu Á. Thời gian gần đây, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc.Tính đến ngày 27/7/2020, đã phát hiện tổng số 13 ổ dịch tại Trung Quốc; đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày 15-20/7/2020, đã ghi nhận 5 ổ dịch mới tại tỉnh Quảng Tây (cách biên giới với Việt Nam khoảng 200 km)
    08/09/2020
    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra là xu hướng tất yếu của các công ty, tập đoàn chuyên nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu hiện nay. Mục đích của việc làm này là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khép kín quy trình để chủ động trong sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
    08/09/2020
    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Nhằm cung cấp giải pháp xử lý phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản với chi phí thấp và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, Viện Nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường - Đại học Nông lâm TP.HCM đã đưa ra quy trình sản xuất enzyme protease thủy phân phụ phẩm cá tra và cá basa để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.
    07/09/2020
    Zalo
    Hotline