Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

logo
EN

Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà
Ngày đăng: 26/02/2021 15323 Lượt xem

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.

    Ðiều kiện thụ tinh

    Gà trống: Chọn gà trưởng thành (khoảng 18 - 25 tuần tuổi), khỏe mạnh, không bị nhiễm ký sinh ngoài da, ký sinh khu trú xung quanh khu vực huyệt, khiến bộ phận sinh dục đực khó phát hiện, thể chất tốt. Gà đã được qua huấn luyện khai thác tinh, phải thuần thục, không hoảng sợ trong điều kiện căng thẳng hay bị nắm giữ khi lấy tinh. Lồng nhốt gà trống được bố trí xen kẽ giữa các khu vực nhốt gà mái sao cho việc lấy tinh sau này được thuận lợi. Thường thì 10 con gà trống được nhốt vào khu vực cho 150 - 200 gà mái. Lồng nhốt gà trống có chiều cao tối thiểu 60cm và nhốt riêng từng con. Nơi nuôi nhốt gà trống không được quá nóng, nhiệt độ chuồng nuôi tương đối ổn định.

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi - Ảnh: Phú Gia

    Gà mái: Ðủ tuổi thành thục, đã đẻ bói 10 - 15%. Lồng nhốt gà mái là loại lồng bình thường như nhốt gà đẻ trứng thương phẩm, 3 - 4 con/ngăn. Gà mái dùng để thụ tinh nhân tạo phải đảm bảo đang giai đoạn động dục, không có trứng đã có vỏ ở phần dưới của vòi trứng để tinh trùng di chuyển dễ dàng đến nơi thụ tinh với trứng.

    Dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như bếp từ, nồi inox, chậu, xà phòng, ống nghiệm 10ml, pipet 0,5ml, bông, kéo cong, cồn 90o, tủ kính đựng đồ… Trước khi lấy tinh, cho tất cả dụng cụ lấy tinh như chén con, ống nghiệm, pipet vào nồi luộc kỹ trong khoảng 20 phút, sau đó lấy ra để vào giá ống, làm nguội trong tủ kính. Dùng kéo cong đã được sát trùng bằng cồn 90o, cắt toàn bộ lông ở phần bụng dưới, sát lỗ huyệt. Lông cắt xong phải mang ra khỏi chuồng nuôi.

    Kỹ thuật thụ tinh

    Tập phản xạ xuất tinh cho gà trống: Phương pháp hiệu quả nhất là dùng tay không thuận nắm 2 chân gà, tay thuận vuốt nhẹ trên gà vùng lông đã cắt, vuốt theo chiều từ lỗ huyệt đến mỏm xương cứng. Mỗi lần vuốt từ 5 - 10 lần, mỗi lần cách nhau 2 giây. Ngày tập vuốt 1 lần vào buổi chiều, tập liên tục như vậy trong khoảng 3 lần thì gà trống sẽ có phản xạ xuất tinh. Lưu ý, nếu sau khi tập gà không có phản xạ, người nuôi cần tập thêm 2 - 3 lần nữa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khối lượng tinh dịch phóng ra và nồng độ tinh trùng của gà, bên cạnh việc phụ thuộc vào đặc điểm cá thể của gà trống, số lần giao cấu còn phụ thuộc vào mùa trong năm và những yếu tố khác. Kết quả cho thấy rằng, trong suốt một ngày đêm, lượng tinh trùng sản xuất ra không bằng nhau, tăng lên vào ban đêm và sáng sớm. Ban ngày sự tạo tinh trùng giảm, do đó để đảm bảo hiệu quả thụ tinh thì thời gian khai thác tinh và gieo tinh tốt nhất là từ 6 - 9 giờ sáng.

    Thao tác lấy tinh và bảo quản: Kỹ thuật viên 1 sát trùng tay sạch sẽ, tay thuận cầm chén nhỏ bằng sứ, tay kia túm nhẹ phần đuôi gà. Kỹ thuật viên 2 một tay cầm cả 2 chân gà, tay kia vuốt nhẹ phần bụng dưới gà. Sau khi vuốt gà trống có hiện tượng xuất tinh thì dùng 2 ngón tay bóp nhẹ phần huyệt, khi đó kỹ thuật viên nhẹ nhàng đưa miệng chén vào lỗ huyệt hứng lấy toàn bộ tinh dịch đã xuất ra rồi đổ vào ống nghiệm. Khi lấy được khoảng 3ml tinh dịch thì tiến hành thụ tinh. Thụ tinh hết lượng tinh dịch tiếp tục lấy tinh của các con gà trống khác. Thay chén mới sau mỗi lần lấy tinh. Mỗi lần xuất tinh, gà trống tiết từ 0,1 - 0,44 cc tinh trùng. Cường độ khai thác 2 - 4 ngày/lần.

    Tinh dịch khi ra ngoài môi trường có thể lưu từ 2 đến 4 giờ trong điều kiện thường. Trong suốt quá trình lấy tinh và thụ tinh, tuyệt đối không để da tay của kỹ thuật viên tiếp xúc trực tiếp với ống nghiệm. Nên thao tác vào lúc thời tiết mát, nhiệt độ bên ngoài khoảng dưới 25oC.

    Gieo tinh cho gà mái: Khi thụ tinh, kỹ thuật viên nhẹ nhàng ôm gà mái lên, giữ và kích thích gà mái tương tự khi lấy tinh gà trống. Kỹ thuật viên 1 bắt gà mái ra khỏi lồng, 1 tay giữ cả 2 chân gà để gà nằm trên giá thu trứng, tay kia ấn nhẹ lỗ huyệt để lộ ra cửa tử cung. Kỹ thuật viên 2, 1 tay cầm ống nghiệm có tinh dịch, tay kia dùng pipet hút 0,05 - 0,07ml tinh dịch, đưa đầu pipet vào cửa tử cung bóp nhẹ phần cao su đẩy hết phần tinh dịch đã hút vào tử cung gà mái. Cuối cùng, nới lỏng cơ thể gà mái ngay sau khi gieo tinh để ống dẫn trứng trở về vị trí bình thường, rút tinh trùng vào trong. Sau khi bơm xong, đưa pipet vào ống nghiệm để chuẩn bị hút tinh dịch cho lần thụ tinh tiếp theo.

    Lưu ý quan sát đảm bảo gà mái con nào cũng được thụ tinh. Phân lô trong đàn đảm bảo 3 ngày lấy và thụ tinh 1 lần; Không để cho tinh dịch trào ngược pipet; Thay ống nghiệm và pipet sau mỗi lần lấy và thụ tinh.

    Vệ sinh dụng cụ: Ống nghiệm và pipet sau mỗi lần thay cần được ngâm ngay vào nước sạch có pha xà phòng. Khi kết thúc buổi làm việc, kỹ thuật viên phải tiến hành rửa sạch bằng nước 2 - 3 lần, luộc và ngâm trong nồi nước, bảo quản trong tủ kính.

    Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà được các nhà khoa học cũng như các nông hộ trong nước triển khai, thử nghiệm và áp dụng rộng rãi. Công nghệ này có nhiều ưu điểm như giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, sức đề kháng rất tốt, tiết kiệm được con giống và góp phần nâng cao chất lượng con giống. Giúp tăng năng suất cho người nuôi.

    Theo Nguyễn Hà - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Trong chăn nuôi gia cầm, nhu cầu protein chính là nhu cầu các axit amin, vì thế việc sử dụng hiệu quả protein chính là cân bằng tối ưu nhu cầu các axit amin. Bổ sung các axit amin đúng cách là giải pháp quan trọng để cân bằng tối ưu các axit amin trong khẩu phần ăn nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
    11/03/2021
    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của chiết xuất cam, quýt thay thế cho kháng sinh trong chế độ ăn của heo con. Kết quả chỉ ra rằng, chiết xuất cam, quýt làm tăng nồng độ axit amin thiết yếu trong huyết tương, cải thiện hình thái đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa.
    10/03/2021
    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
    09/03/2021
    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.
    09/03/2021
    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Ủ rơm với urê (kiềm hóa rơm) là phương pháp rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người dân; Giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng, khắc phục một phần tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò trong vụ Đông - Xuân và những ngày giá rét kéo dài
    03/03/2021
    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng
    02/03/2021
    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.
    01/03/2021
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
    27/02/2021
    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.
    26/02/2021
    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung vào chế độ ăn để của tôm thẻ chân trắng.
    26/02/2021
    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
    22/02/2021
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Zalo
    Hotline