Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

logo
EN

Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà
Ngày đăng: 26/02/2021 15324 Lượt xem

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.

    Ðiều kiện thụ tinh

    Gà trống: Chọn gà trưởng thành (khoảng 18 - 25 tuần tuổi), khỏe mạnh, không bị nhiễm ký sinh ngoài da, ký sinh khu trú xung quanh khu vực huyệt, khiến bộ phận sinh dục đực khó phát hiện, thể chất tốt. Gà đã được qua huấn luyện khai thác tinh, phải thuần thục, không hoảng sợ trong điều kiện căng thẳng hay bị nắm giữ khi lấy tinh. Lồng nhốt gà trống được bố trí xen kẽ giữa các khu vực nhốt gà mái sao cho việc lấy tinh sau này được thuận lợi. Thường thì 10 con gà trống được nhốt vào khu vực cho 150 - 200 gà mái. Lồng nhốt gà trống có chiều cao tối thiểu 60cm và nhốt riêng từng con. Nơi nuôi nhốt gà trống không được quá nóng, nhiệt độ chuồng nuôi tương đối ổn định.

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi - Ảnh: Phú Gia

    Gà mái: Ðủ tuổi thành thục, đã đẻ bói 10 - 15%. Lồng nhốt gà mái là loại lồng bình thường như nhốt gà đẻ trứng thương phẩm, 3 - 4 con/ngăn. Gà mái dùng để thụ tinh nhân tạo phải đảm bảo đang giai đoạn động dục, không có trứng đã có vỏ ở phần dưới của vòi trứng để tinh trùng di chuyển dễ dàng đến nơi thụ tinh với trứng.

    Dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như bếp từ, nồi inox, chậu, xà phòng, ống nghiệm 10ml, pipet 0,5ml, bông, kéo cong, cồn 90o, tủ kính đựng đồ… Trước khi lấy tinh, cho tất cả dụng cụ lấy tinh như chén con, ống nghiệm, pipet vào nồi luộc kỹ trong khoảng 20 phút, sau đó lấy ra để vào giá ống, làm nguội trong tủ kính. Dùng kéo cong đã được sát trùng bằng cồn 90o, cắt toàn bộ lông ở phần bụng dưới, sát lỗ huyệt. Lông cắt xong phải mang ra khỏi chuồng nuôi.

    Kỹ thuật thụ tinh

    Tập phản xạ xuất tinh cho gà trống: Phương pháp hiệu quả nhất là dùng tay không thuận nắm 2 chân gà, tay thuận vuốt nhẹ trên gà vùng lông đã cắt, vuốt theo chiều từ lỗ huyệt đến mỏm xương cứng. Mỗi lần vuốt từ 5 - 10 lần, mỗi lần cách nhau 2 giây. Ngày tập vuốt 1 lần vào buổi chiều, tập liên tục như vậy trong khoảng 3 lần thì gà trống sẽ có phản xạ xuất tinh. Lưu ý, nếu sau khi tập gà không có phản xạ, người nuôi cần tập thêm 2 - 3 lần nữa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khối lượng tinh dịch phóng ra và nồng độ tinh trùng của gà, bên cạnh việc phụ thuộc vào đặc điểm cá thể của gà trống, số lần giao cấu còn phụ thuộc vào mùa trong năm và những yếu tố khác. Kết quả cho thấy rằng, trong suốt một ngày đêm, lượng tinh trùng sản xuất ra không bằng nhau, tăng lên vào ban đêm và sáng sớm. Ban ngày sự tạo tinh trùng giảm, do đó để đảm bảo hiệu quả thụ tinh thì thời gian khai thác tinh và gieo tinh tốt nhất là từ 6 - 9 giờ sáng.

    Thao tác lấy tinh và bảo quản: Kỹ thuật viên 1 sát trùng tay sạch sẽ, tay thuận cầm chén nhỏ bằng sứ, tay kia túm nhẹ phần đuôi gà. Kỹ thuật viên 2 một tay cầm cả 2 chân gà, tay kia vuốt nhẹ phần bụng dưới gà. Sau khi vuốt gà trống có hiện tượng xuất tinh thì dùng 2 ngón tay bóp nhẹ phần huyệt, khi đó kỹ thuật viên nhẹ nhàng đưa miệng chén vào lỗ huyệt hứng lấy toàn bộ tinh dịch đã xuất ra rồi đổ vào ống nghiệm. Khi lấy được khoảng 3ml tinh dịch thì tiến hành thụ tinh. Thụ tinh hết lượng tinh dịch tiếp tục lấy tinh của các con gà trống khác. Thay chén mới sau mỗi lần lấy tinh. Mỗi lần xuất tinh, gà trống tiết từ 0,1 - 0,44 cc tinh trùng. Cường độ khai thác 2 - 4 ngày/lần.

    Tinh dịch khi ra ngoài môi trường có thể lưu từ 2 đến 4 giờ trong điều kiện thường. Trong suốt quá trình lấy tinh và thụ tinh, tuyệt đối không để da tay của kỹ thuật viên tiếp xúc trực tiếp với ống nghiệm. Nên thao tác vào lúc thời tiết mát, nhiệt độ bên ngoài khoảng dưới 25oC.

    Gieo tinh cho gà mái: Khi thụ tinh, kỹ thuật viên nhẹ nhàng ôm gà mái lên, giữ và kích thích gà mái tương tự khi lấy tinh gà trống. Kỹ thuật viên 1 bắt gà mái ra khỏi lồng, 1 tay giữ cả 2 chân gà để gà nằm trên giá thu trứng, tay kia ấn nhẹ lỗ huyệt để lộ ra cửa tử cung. Kỹ thuật viên 2, 1 tay cầm ống nghiệm có tinh dịch, tay kia dùng pipet hút 0,05 - 0,07ml tinh dịch, đưa đầu pipet vào cửa tử cung bóp nhẹ phần cao su đẩy hết phần tinh dịch đã hút vào tử cung gà mái. Cuối cùng, nới lỏng cơ thể gà mái ngay sau khi gieo tinh để ống dẫn trứng trở về vị trí bình thường, rút tinh trùng vào trong. Sau khi bơm xong, đưa pipet vào ống nghiệm để chuẩn bị hút tinh dịch cho lần thụ tinh tiếp theo.

    Lưu ý quan sát đảm bảo gà mái con nào cũng được thụ tinh. Phân lô trong đàn đảm bảo 3 ngày lấy và thụ tinh 1 lần; Không để cho tinh dịch trào ngược pipet; Thay ống nghiệm và pipet sau mỗi lần lấy và thụ tinh.

    Vệ sinh dụng cụ: Ống nghiệm và pipet sau mỗi lần thay cần được ngâm ngay vào nước sạch có pha xà phòng. Khi kết thúc buổi làm việc, kỹ thuật viên phải tiến hành rửa sạch bằng nước 2 - 3 lần, luộc và ngâm trong nồi nước, bảo quản trong tủ kính.

    Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà được các nhà khoa học cũng như các nông hộ trong nước triển khai, thử nghiệm và áp dụng rộng rãi. Công nghệ này có nhiều ưu điểm như giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, sức đề kháng rất tốt, tiết kiệm được con giống và góp phần nâng cao chất lượng con giống. Giúp tăng năng suất cho người nuôi.

    Theo Nguyễn Hà - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông

    Sử dụng thức ăn cho gia súc mùa đông

    Vào mùa lạnh, tỷ lệ gia súc bị chết thường tăng cao do đói và rét, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc. Việc tìm hiểu và sử dụng thức ăn hợp lý là hết sức quan trọng, để tránh thiệt hại về kinh tế
    22/12/2020
    Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

    Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

    Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tôm cá và cũng góp phần quan trọng vào thành công của mô hình nuôi.
    10/12/2020
    Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải

    Công nghệ chăn nuôi heo thịt không xả thải

    Công nghệ chăn nuôi heo tiết kiệm nước trên mô hình chuồng sàn đã cho thấy nhiều ưu điểm như tiết kiệm tài nguyên nước, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và phòng tránh dịch bệnh
    07/12/2020
    Giá tôm sú oxy đang tăng

    Giá tôm sú oxy đang tăng "nóng" tại Bạc Liêu

    Liên tục trong khoảng 2 tuần qua, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng đột biến, có loại tăng đến gần 100.000 đồng/kg, người nuôi tôm trong tỉnh rất phấn khởi, nhưng cũng có chút buồn vì tại thời điểm này người nuôi tôm không có sản phẩm để bán.
    04/12/2020
    5 loại hải sản ngon - bổ - khỏe

    5 loại hải sản ngon - bổ - khỏe

    Khẩu phần thủy hải sản trong bữa ăn sẽ giúp con người có sức khỏe dẻo dai và nâng cao tuổi thọ hơn, cơ thể con người chuyển hóa 10% dinh dưỡng từ lượng thịt thủy hải sản chúng ta tiêu thụ.
    03/12/2020
    Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

    Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

    Dịch bệnh luôn là mối lo ngại trong phát triển thủy sản nói chung nhất là với nuôi tôm, bởi đây là nhân tố làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng chi phí cho người nuôi. Do đó, cần có kế hoạch quốc gia và huy động được các nguồn lực, sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh.
    01/12/2020
     Doanh nghiệp cá tra cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá cá tra thấp sang Trung Quốc

    Doanh nghiệp cá tra cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá cá tra thấp sang Trung Quốc

    VASEP khuyến cáo các DN chế biến, XK cá tra thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này không những không giúp giải tỏa ách tắc hàng ở cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
    30/11/2020
    Vi khuẩn nội sinh Bacillus licheniformis giúp tăng cường miễn dịch trên cá trắm cỏ

    Vi khuẩn nội sinh Bacillus licheniformis giúp tăng cường miễn dịch trên cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt rất quan trọng, chiếm hơn 10% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, giống như nhiều loài thủy sản nuôi khác, loài cá này cũng bị rất nhiều bệnh, tạo nhiều thách thức cho nghề nuôi cá.
    24/11/2020
    Đồng Tháp: Nuôi lươn đồng ở vùng thượng nguồn sông Tiền, nông dân Hồng Ngự trúng lớn

    Đồng Tháp: Nuôi lươn đồng ở vùng thượng nguồn sông Tiền, nông dân Hồng Ngự trúng lớn

    Mô hình nuôi lươn đồng trong bể lót bạt ở huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) không mất nhiều chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt có thể tận dụng hiệu quả lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Đó là những lý do chính hấp dẫn được nhiều nông dân vùng thượng nguồn sông Tiền lựa chọn thời gian gần đây.
    23/11/2020
    Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà

    Tác dụng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của kháng thể lòng đỏ trứng gà

    Ứng dụng kháng thể lòng đỏ trứng gà IgYB để tăng cường miễn dịch, kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND ở tôm thẻ chân trắng.
    20/11/2020
    Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

    Phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở heo

    Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) là một bệnh phổ biến trên heo. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của heo
    20/11/2020
    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Các bệnh phổ biến trong ương cá tra và biện pháp phòng ngừa

    Ương cá tra chủ yếu gặp phải các bệnh truyền nhiễm, ít khi mắc đơn lẻ mà đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
    19/11/2020
    Zalo
    Hotline