Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra

logo
EN

Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra
Ngày đăng: 08/09/2020 7866 Lượt xem

    sản phẩm cá tra chế biến

    Các sản phẩm chế biến tăng giá trị cho con cá tra.

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra là xu hướng tất yếu của các công ty, tập đoàn chuyên nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu hiện nay. Mục đích của việc làm này là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khép kín quy trình để chủ động trong sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

    Khép kín quy trình

    Đi đầu trong số các doanh nghiệp đa dạng hóa các sản phẩm cá tra, trước hết phải kể đến các đơn vị như: Tập đoàn Nam Việt, Công ty Agifish, Cửu Long, Vĩnh Hoàn… Ngoài sản phẩm truyền thống là fillet cá tra, basa các doanh nghiệp này đã đầu tư vào sản phẩm mang tính giá trị gia tăng như: chả basa thì là, giò chả basa thì là, chả basa thì là tẩm bột, cá basa fillet cắt miếng tẩm bột… Mỗi sản phẩm có quy cách đóng gói từ 250, 500 đến 1.000gr…

    Chỉ tính riêng Tập đoàn Nam Việt, nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945- 2-9-2020), tập đoàn này đã tung ra thị trường 10 sản phẩm mang tính giá trị gia tăng từ cá tra để phục vụ khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có khách hàng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL.

    “Xác định cá tra là thực phẩm ngon, giá rẻ, nhiều dinh dưỡng nên Tập đoàn Nam Việt sản xuất các sản phẩm mang tính giá trị gia tăng với tâm thế, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và ngon nhất để phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước” - Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới khẳng định.

    Để thực hiện phương châm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư cho việc khép kín quy trình sản xuất để vừa chủ động sản xuất, vừa nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. Cụ thể, ngoài vùng nuôi 100ha ở các địa phương như: TP. Long Xuyên, Châu Thành, Thoại Sơn, Tập đoàn Nam Việt đã đầu tư 4.000 tỷ đồng thiết lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Bình Phú (Châu Phú). Đây là khu sản xuất cá tra mang tính tập trung và kiểu mẫu của cả nước (tính đến thời điểm này).

    “Chúng tôi rất phấn khởi khi nhìn thấy sự quyết tâm Tập đoàn Nam Việt trong việc đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra. Thông qua việc đầu tư diện tích đất 600ha để tham gia chương trình sản xuất giống cá tra 3 cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ động nuôi cá thương phẩm bằng công nghệ cao, chế biến các sản phẩm mang tính giá trị gia tăng… Tập đoàn Nam Việt sẽ cho ra đời các sản phẩm từ con cá tra mang tính giá trị cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây là niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam” - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

    Nâng cao tính cạnh tranh

    Có thể nói, hơn 20 năm qua, sản phẩm cá tra, basa là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng. Ngày nay khi nói đến Việt Nam, thế giới biết ngay đến 2 sản phẩm mang tính chủ lực trong xuất khẩu là cá tra và lúa gạo. Chính từ các sản phẩm này mà hơn 20 năm qua giúp nền kinh tế của các tỉnh ĐBSCL có bước phát triển ổn định, đời sống người dân trở nên khấm khá và ngành hàng này giải quyết cho nhiều lao động có việc làm thường xuyên.

    “Những ngư dân ĐBSCL luôn tự hào về nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu. Nhờ vào lợi thế của sông Tiền và sông Hậu, ngư dân đã phát triển nghề nuôi cá tra đến một trình độ cao. Cụ thể, chỉ cần 1,7kg thức ăn, chúng tôi có thể nuôi được 1kg cá tra thương phẩm và giá thành nuôi 1kg cá tra chỉ 23.000 đồng. Như vậy, nói về thực phẩm có dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người thì cá tra là một trong những loại được người tiêu dùng cả thế giới chấp nhận, đây là niềm tự hào của nông dân chúng tôi” - ông Nguyễn Thành Thế (nông dân nuôi cá tra TP. Long Xuyên) phấn khởi.

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra bằng việc khép kín quy trình sản xuất từ khâu con giống, thức ăn, nuôi cá thương phẩm và tập trung đầu tư làm thị trường, các doanh nghiệp chế biến cá tra, trong đó có Tập đoàn Nam Việt mong muốn mang đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước một sản phẩm của lưu vực sông Mekong ngon và chất lượng nhất.

    “Tôi là người Việt Nam, tôi rất tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước của dân tộc mình. Ngày nay, đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế, tôi càng tự hào hơn về sức vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp người Việt và thật bất ngờ khi Việt Nam có đến 6 công ty vào “tốp 200” công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á mà Tạp chí Forbes Asia vừa công bố, thật tuyệt vời và xin chúc mừng” - bà Trần Thị Mỹ Kim (Việt kiều Mỹ) chia sẻ.

    Theo Tép Bạc Báo An Giang 

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline