Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

logo
EN

Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt
Ngày đăng: 29/07/2020 15065 Lượt xem

    Bột tỏi thức ăn tôm

    Bột tỏi gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.

    Ngành thực phẩm ở thế kỉ XXI đang gặp rất nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Trong số các ngành cung cấp thực phẩm, thì nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất bền vững. Tới 60% sản lượng tôm nuôi phụ thuộc vào thức ăn nhân tạo, chiếm lượng chi phí sản xuất cao. Vì vậy sản xuất tôm bền vững, ít tốn phí là một ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản hiện nay. Vì phí bỏ ra cao nên người ta đang tìm kiếm những sự thay thế mang tính bền vững cho thức ăn. Vì hiện tại các thành phần này rất đắt đỏ nhất là bột cá. 

    Bột cá và dầu cá vẫn là thành phần đóng góp nhiều dinh dưỡng nhất cho thức ăn. Nhưng vì việc đánh bắt cá tạp ngày càng cạn kiệt nên nhiều nghiên cứu thay thế bột cá đã được tiến hành. Trong đó có bột côn trùng, các phụ phẩm từ động vật nhất là thịt và xương. Nguồn protein động vật được coi là nguồn dinh dưỡng bền vững cho tôm do chúng có hàm lượng carbohydrate thấp, lượng protein và photpho lại cao. Tuy nhiên chỉ thay bột cá bằng bột xương thịt thì tôm lại thiếu các acid amin lysine và methionine, đây là một hạn chế rất lớn.

    Có nhiều nghiên cứu sử dụng bột xương thịt để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng và cả tôm càng xanh. Bột xương thịt có thể bù đắp lượng protein của bột cá mà không hề làm giảm hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Sự tăng trưởng của tôm phụ thuộc chủ yếu vào thành phần dinh dưỡng được bổ sung và hoạt động của hệ tiêu hóa, cộng thêm sự chuyển hóa các chất trong đường ruột. Theo đó việc sử dụng một số enzyme cải thiện hệ tiêu hóa của tôm với mục đích cuối cùng chính là gia tăng hiệu suất tăng trưởng. Tỏi là một trong những chất bổ sung như vậy. Tỏi kích thích tiêu hóa bằng cách kích hoạt hoạt động của các enzyme như lipase, trypsin và phosphatase. Ngoài ra tỏi còn tăng hoạt tính của các acid mật - quan trọng trong hệ tiêu hóa vì hấp thu chất béo.

    Lợi ích của tỏi đối với thủy sản thì từ lâu đã không thể phủ nhận, bao gồm trên các loài  cá mè, cá hồi, cá tầm, cá chẽm, cá chép, hay cá rô phi. Nhưng tích cực nhất và tỏi sử dụng bổ sung nhiều nhất là đối với tôm thẻ chân trắng. Tỏi có nhiều đặc tính với tôm như kháng nấm, kháng khuẩn, cải thiện chất lượng thịt, các hệ thống chuyển hóa và gia tăng hiệu suất tăng trưởng cùng với khả năng miễn dịch của tôm. Acillin trong tỏi còn cải thiện hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, và cuối cùng là tăng hiệu suất tăng trưởng một cách  rõ rệt.

    Lượng bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao và loài này cũng là loài tôm nuôi nhiều nhất trên thế giới. Nên việc thay thế bột cá bằng nguồn protein khác là một vấn đề rất quan trọng đối với sự bền vững của ngành sản xuất tôm này. Thay thế bột cá bằng bột xương thịt không hề ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm trong khi bột cá từ 250g/kg thức ăn giảm xuống còn 100g/kg thức ăn sẽ giảm bớt gánh nặng về chi phí nuôi. Kết hợp với việc bổ sung 30g tỏi/ kg thức ăn tạo nên một sự cộng hưởng mạnh mẽ cho hệ tiêu hóa của tôm. Và việc bổ sung thêm tỏi làm quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và đường ruột tôm khỏe hơn thấy rõ. Không hề có sự sụt giảm lượng acid amin ở đây, lysine và methionine đều đủ cho sự phát triển, có thể là do mức độ bổ sung bột xương thịt và tỏi cao hơn các nghiên cứu trước.

    Nguồn dinh dưỡng từ các loại thủy sản khác nhau là khác nhau, thường phụ thuộc vào tuổi, giới tính, kích cỡ hay chất lượng môi trường sống, mùa vụ và khu vực địa lý. Tuy nhiên lý do chính vẫn là do chế độ ăn của chúng. Khi bổ sung bột xương thịt thay thế bột cá kết hợp với tỏi không hề làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thịt của tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng hàm lượng chất béo có tăng so với trước, điều này không ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi. Cộng thêm tác dụng của tỏi làm hàm lượng protein và chất béo ổn định, giảm đáng kể quá trình chống oxy hóa trong cơ thịt của tôm.

    Một điều tuyệt vời hơn là khi sử dụng bột xương thịt và tỏi thì những acid amin có hàm lượng ổn định hơn và có xu hướng gia tăng. Tỏi cũng điều tiết các biểu hiện gen, tính hiệu của tế bào miễn dịch, phản ứng chống oxy hóa và dẫn truyền xung thần kinh. Cộng thêm duy trì và bảo vệ toàn vẹn niêm mạc ruột của tôm thẻ. Sự tích lũy những acid béo EPA, DHA tốt cho cơ thể trong cơ thịt cũng có khả năng liên quan đến các chất chống oxy hóa trong tỏi.

    Việc thay thế này có 3 lợi ích chính. Thứ nhất là tăng được lượng ăn của tôm do kích thích sự bắt mồi từ đó giúp tôm tăng trưởng tốt. Thứ 2 là cải thiện việc sử dụng protein và acid amin của tôm. Và cuối cùng thì bột xương thịt là sản phẩm sẳn có nên có thể đảm bảo được tính bền vững nếu được thay thế. Từ đây làm giảm áp lực cho việc sử dụng bột cá. Vì tôm thẻ chân trắng chiếm tới 53% trong tổng lượng giáp xác nuôi trên toàn cầu. Do đó kết hợp bột xương thịt thay thế bột cá, đồng thời bổ sung tỏi vào trong thức ăn là một sự kết hợp hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngành nuôi tôm.

    Nguồn Hà Tử-Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    7 giống gà quý hiếm tại Việt Nam

    Việt Nam có những giống gà độc đáo, nổi tiếng trong lịch sử, như những sản vật tiến vua. Việc phát triển các hình thức nuôi gà đã được nhiều người lựa chọn, không chỉ là sản vật mà còn giúp phát triển kinh tế.
    30/07/2020
     Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Mô hình chuẩn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học

    Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học.
    29/07/2020
    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới
    28/07/2020
    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Lên men thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

    Thức ăn lên men bằng hỗn hợp vi khuẩn kích thích sự phát triển, tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.
    28/07/2020
    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Cá tra Việt Nam vẫn “kẹt” thị trường xuất khẩu

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đây là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
    27/07/2020
    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Vì sao RAS vẫn thất bại?

    Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.
    24/07/2020
    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng tập đoàn vi khuẩn

    Xử lý khí độc NH4+ và NO2 trong nước thải thủy sản nhờ tập đoàn vi khuẩn : Bacillus cereus, Bacillus amyloliquefaciens và Pseudomonas stutzeri.
    20/07/2020
    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.
    17/07/2020
    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Tách chiết collagen từ da cá tra: Lọc triệu đô từ ‘phế phẩm’

    Trước khi có phương pháp tách chiết và tinh chế collagen từ da cá tra, 70% trọng lượng thân cá trong đó có da sau khi được file lọc thịt thường được bán rất rẻ hoặc bỏ đi gây ô nhiễm môi trường.
    17/07/2020
    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.
    17/07/2020
    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano trong nuôi trồng thủy sản

    Công nghệ nano - Hướng đi mới để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
    17/07/2020
    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

    Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.
    17/07/2020
    Zalo
    Hotline