Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt

logo
EN

Để tôm không thiếu chất khi dùng bột xương thịt
Ngày đăng: 29/07/2020 15056 Lượt xem

    Bột tỏi thức ăn tôm

    Bột tỏi gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.

    Nguồn protein bền vững từ bột xương thịt hoàn toàn có thể thay thế cho bột cá, cộng thêm tỏi sẽ gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho tôm thẻ.

    Ngành thực phẩm ở thế kỉ XXI đang gặp rất nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Trong số các ngành cung cấp thực phẩm, thì nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất bền vững. Tới 60% sản lượng tôm nuôi phụ thuộc vào thức ăn nhân tạo, chiếm lượng chi phí sản xuất cao. Vì vậy sản xuất tôm bền vững, ít tốn phí là một ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản hiện nay. Vì phí bỏ ra cao nên người ta đang tìm kiếm những sự thay thế mang tính bền vững cho thức ăn. Vì hiện tại các thành phần này rất đắt đỏ nhất là bột cá. 

    Bột cá và dầu cá vẫn là thành phần đóng góp nhiều dinh dưỡng nhất cho thức ăn. Nhưng vì việc đánh bắt cá tạp ngày càng cạn kiệt nên nhiều nghiên cứu thay thế bột cá đã được tiến hành. Trong đó có bột côn trùng, các phụ phẩm từ động vật nhất là thịt và xương. Nguồn protein động vật được coi là nguồn dinh dưỡng bền vững cho tôm do chúng có hàm lượng carbohydrate thấp, lượng protein và photpho lại cao. Tuy nhiên chỉ thay bột cá bằng bột xương thịt thì tôm lại thiếu các acid amin lysine và methionine, đây là một hạn chế rất lớn.

    Có nhiều nghiên cứu sử dụng bột xương thịt để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng và cả tôm càng xanh. Bột xương thịt có thể bù đắp lượng protein của bột cá mà không hề làm giảm hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Sự tăng trưởng của tôm phụ thuộc chủ yếu vào thành phần dinh dưỡng được bổ sung và hoạt động của hệ tiêu hóa, cộng thêm sự chuyển hóa các chất trong đường ruột. Theo đó việc sử dụng một số enzyme cải thiện hệ tiêu hóa của tôm với mục đích cuối cùng chính là gia tăng hiệu suất tăng trưởng. Tỏi là một trong những chất bổ sung như vậy. Tỏi kích thích tiêu hóa bằng cách kích hoạt hoạt động của các enzyme như lipase, trypsin và phosphatase. Ngoài ra tỏi còn tăng hoạt tính của các acid mật - quan trọng trong hệ tiêu hóa vì hấp thu chất béo.

    Lợi ích của tỏi đối với thủy sản thì từ lâu đã không thể phủ nhận, bao gồm trên các loài  cá mè, cá hồi, cá tầm, cá chẽm, cá chép, hay cá rô phi. Nhưng tích cực nhất và tỏi sử dụng bổ sung nhiều nhất là đối với tôm thẻ chân trắng. Tỏi có nhiều đặc tính với tôm như kháng nấm, kháng khuẩn, cải thiện chất lượng thịt, các hệ thống chuyển hóa và gia tăng hiệu suất tăng trưởng cùng với khả năng miễn dịch của tôm. Acillin trong tỏi còn cải thiện hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, và cuối cùng là tăng hiệu suất tăng trưởng một cách  rõ rệt.

    Lượng bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao và loài này cũng là loài tôm nuôi nhiều nhất trên thế giới. Nên việc thay thế bột cá bằng nguồn protein khác là một vấn đề rất quan trọng đối với sự bền vững của ngành sản xuất tôm này. Thay thế bột cá bằng bột xương thịt không hề ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm trong khi bột cá từ 250g/kg thức ăn giảm xuống còn 100g/kg thức ăn sẽ giảm bớt gánh nặng về chi phí nuôi. Kết hợp với việc bổ sung 30g tỏi/ kg thức ăn tạo nên một sự cộng hưởng mạnh mẽ cho hệ tiêu hóa của tôm. Và việc bổ sung thêm tỏi làm quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và đường ruột tôm khỏe hơn thấy rõ. Không hề có sự sụt giảm lượng acid amin ở đây, lysine và methionine đều đủ cho sự phát triển, có thể là do mức độ bổ sung bột xương thịt và tỏi cao hơn các nghiên cứu trước.

    Nguồn dinh dưỡng từ các loại thủy sản khác nhau là khác nhau, thường phụ thuộc vào tuổi, giới tính, kích cỡ hay chất lượng môi trường sống, mùa vụ và khu vực địa lý. Tuy nhiên lý do chính vẫn là do chế độ ăn của chúng. Khi bổ sung bột xương thịt thay thế bột cá kết hợp với tỏi không hề làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thịt của tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng hàm lượng chất béo có tăng so với trước, điều này không ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi. Cộng thêm tác dụng của tỏi làm hàm lượng protein và chất béo ổn định, giảm đáng kể quá trình chống oxy hóa trong cơ thịt của tôm.

    Một điều tuyệt vời hơn là khi sử dụng bột xương thịt và tỏi thì những acid amin có hàm lượng ổn định hơn và có xu hướng gia tăng. Tỏi cũng điều tiết các biểu hiện gen, tính hiệu của tế bào miễn dịch, phản ứng chống oxy hóa và dẫn truyền xung thần kinh. Cộng thêm duy trì và bảo vệ toàn vẹn niêm mạc ruột của tôm thẻ. Sự tích lũy những acid béo EPA, DHA tốt cho cơ thể trong cơ thịt cũng có khả năng liên quan đến các chất chống oxy hóa trong tỏi.

    Việc thay thế này có 3 lợi ích chính. Thứ nhất là tăng được lượng ăn của tôm do kích thích sự bắt mồi từ đó giúp tôm tăng trưởng tốt. Thứ 2 là cải thiện việc sử dụng protein và acid amin của tôm. Và cuối cùng thì bột xương thịt là sản phẩm sẳn có nên có thể đảm bảo được tính bền vững nếu được thay thế. Từ đây làm giảm áp lực cho việc sử dụng bột cá. Vì tôm thẻ chân trắng chiếm tới 53% trong tổng lượng giáp xác nuôi trên toàn cầu. Do đó kết hợp bột xương thịt thay thế bột cá, đồng thời bổ sung tỏi vào trong thức ăn là một sự kết hợp hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngành nuôi tôm.

    Nguồn Hà Tử-Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline