Ngừng ăn cá Vẹt!

logo
EN

Ngừng ăn cá Vẹt!
Ngày đăng: 10/06/2020 8473 Lượt xem

    Cá vẹt quan trọng với san hô hơn là để làm đặc sản trên bàn ăn.

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!

    Gần đây tại những chợ hải sản Vietnam bắt đầu bày bán những chú cá Vẹt nhiều màu sắc đánh bắt từ tự nhiên. Đối với những người sành ăn, cá đánh bắt tự nhiên từ biển luôn được đặc biệt ưa chuộng so với cá nuôi, vì vậy số lượng cá Vẹt đang giảm đáng kể.

    Loài cá Vẹt (Parrotfish) dành 90% thời gian trong ngày để ăn san hô chết, làm sạch, giúp rạn san hô phát triển tốt hơn. Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Khi không có đủ cá Vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác, hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng biển nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi.

    Great Barrier Reef Rạn là san hô lớn nhất thế giới tại Úc đã bị phá huỷ tới 67% vào năm 2016, hơn 2300 km rạn san hô bờ biển thì đã có tới 1500km bị tẩy trắng. Tới năm 2017 có tới 93% rạn san hô này bị phá huỷ. Các nhà khoa học dự đoán, trong vòng 1 thập kỷ tới Great Barrier Reef sẽ biến mất hoàn toàn.

    Cá Vẹt là loài cá ăn cỏ lớn nhất ở Đại Tây Dương với khoảng 80 loài đã được xác định. Chúng có kích thước nhỏ chỉ từ 30 cm đến hơn 120 cm, sống chủ yếu xung quanh các rạn san hô nhiệt đới ở các đại dương trên khắp thế giới.

    Đối với những người sành ăn, cá đánh bắt tự nhiên từ biển luôn được đặc biệt ưa chuộng so với cá nuôi, vì vậy số lượng cá Vẹt đang giảm đáng kể.

    San hô chính là món yêu thích nằm trong thực đơn của chúng, cá Vẹt thường ăn các loài tảo sinh ra từ các khối san hô bị vỡ từ một rạn san hô. Cá Vẹt nghiền nát san hô bằng hàm răng chắc khỏe của chúng. Cá vẹt dành tới 90% thời gian trong ngày để ăn. Sau khi ăn xong, chúng thải ra cát trắng mịn. Mỗi con cá Vẹt trưởng thành có thể tạo ra tới 320 kg cát mỗi năm, đây là nguồn chất khoáng rất quan trọng cho san hô mới hình thành và phát triển. Phần lớn lượng cát có trong phạm vi sinh sống của loài cá này thực chất là những vụn san hô không tiêu hóa được mà chúng thải ra. Có một báo cáo mới kết luận rằng các rạn san hô nơi có quần thể cá Vẹt đông đúc vào những năm 1980 là những rạn san hô khỏe mạnh nhất hiện nay.

    Loài cá Vẹt vốn nổi tiếng với khả năng thay đổi hình dạng, màu sắc và thậm chí cả giới tính trong suốt chu kỳ sống, chúng có quá nhiều điểm nổi bật khiến các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải. Cá Vẹt thực sự có thể thay đổi giới tính liên tục trong suốt cuộc đời mình, ngay cả màu sắc và hình dáng cũng không phải ngoại lệ. Vậy nên bạn đừng vội ngạc nhiên nếu một sang thức dậy bỗng “nàng” cá xinh đẹp trong bể biến thành một con đực chính gốc hoặc ngược lại. Sự thay đổi giới tính này có ở cả con đực và con cái hay thậm chí cả những chú cá còn chưa “thành niên”. Nếu cá Vẹt đực đầu đàn chết đi, bạn đời của chúng sẽ chuyển đổi giới tính thành đực và tiếp tục duy trì ngôi vị đầu đàn.

    Một số loài cá vẹt khi ngủ vào ban đêm tự bao bọc mình trong một chiếc kén trong suốt làm bằng chất nhầy tiết ra từ cơ quan trên đầu chúng. Các nhà khoa học cho rằng chiếc kén này có công dụng như một chiếc mặt nạ giúp che dấu mùi hương của chúng khỏi những kẻ săn mồi ban đêm, như cá chình và khiến chúng khó bị phát hiện hơn.

    Bởi số lượng cá Vẹt trên phạm vi toàn cầu đã cạn kiệt do đánh bắt và mất môi trường sống, mới đây cộng đồng đang cùng nhau chia sẻ, tuyên truyền để hạn chế ăn cá Vẹt. Hãy ngừng ăn cá Vẹt, chỉ cần không ăn thôi đã góp phần tái tạo môi trường biển.

    Phạm Duy - Tài Nguyên & Môi Trường
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Tầm quan trọng của chất dẫn dụ và công nghệ thủy âm thụ động trong ao nuôi tôm thẻ

    Sử dụng chất dẫn dụ và tích hợp công nghệ thủy âm thụ động nhằm tối ưu hóa tỷ lệ sống và tăng trưởng cho tôm thẻ.
    10/02/2022

    12/11/2020

    06/11/2020

    27/10/2020
    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

    Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.
    15/12/2021
    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một chủng mới có độc lực gấp 1000 lần hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

    Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chủng vi khuẩn mới gây bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) có độc lực gấp 1000 lần chủng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
    23/11/2021
    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi

    Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa (gan tụy) và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.
    23/11/2021
    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

    Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.
    23/11/2021
    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Kết hợp vi khuẩn và vi tảo giúp gì cho nuôi trồng thủy sản?

    Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đã được coi là một cách tiếp cận hiệu quả để tiết kiệm nước và năng lượng
    18/11/2021
    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

    Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.
    28/10/2021
    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Giun nhiều tơ - Vật trung gian truyền EHP cho tôm?

    Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm vài năm gần đây.
    18/10/2021
    Zalo
    Hotline