Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

logo
EN

Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp
Ngày đăng: 13/07/2020 14778 Lượt xem

    Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.

    Người dân thay đổi lựa chọn

    Có dịp theo chân đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Sóc Trăng, điều ghi nhận đầu tiên của chúng tôi là có rất ít sản phẩm thuốc thú y thủy sản hiện diện tại các đại lý, cửa hàng kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm. Nguyên nhân được các chủ đại lý, cửa hàng cho biết là do rất khó tiêu thụ vì hiện hầu hết người nuôi tôm đều không còn sử dụng thuốc thú y thủy sản để phòng trị bệnh cho tôm, mà chuyển sang sử dụng các chế phẩm vi sinh là chủ yếu.

    Ảnh minh họa

    Ông Đào Văn Bảy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, cho biết: “Chi cục chúng tôi chỉ quản lý thuốc thú y, còn các chế phẩm vi sinh và chất cải tạo môi trường do Chi cục Thủy sản phụ trách. Qua kiểm tra cho thấy, hiện chỉ còn một vài sản phẩm thuốc thú y thủy sản đang lưu hành, nhưng số lượng người sử dụng cũng rất ít vì hiệu quả không cao, dễ tồn dư trong tôm lúc thu hoạch làm giảm giá bán”.

    Việc từ bỏ thuốc thú y thủy sản để chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học là một tín hiệu vui đối với ngành tôm Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung, vì nó đồng nghĩa với khả năng dư lượng kháng sinh hay hóa chất cấm trong tôm nuôi sẽ rất thấp, giúp tăng khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cũng từ đây, thị trường chế phẩm sinh học và chất cải tạo môi trường cũng trở nên bát nháo hơn với đủ loại sản phẩm gắn mác sinh học, vi sinh được lưu hành trên thị trường, khiến cho việc quản lý, kiểm tra chất lượng, giá cả trở nên khó khăn hơn.

    Bất cập quản lý chất lượng

    Theo ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, giá các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm từ nhà sản xuất đến tay người nuôi có loại tăng đến 50%, còn trung bình thì cũng 30 - 40%. Tuy nhiên, vấn đề mà ông Huy cũng như người nuôi tôm quan tâm chính là chất lượng của các chế phẩm này chưa được quản lý tốt, nhất là một số chế phẩm được nhập khẩu về sau đó san chiết, đóng gói bao bì mới.

    Cùng chia sẻ mối quan tâm về sự nhập nhằng giữa thuốc thú y với chế phẩm sinh học, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho rằng, vẫn còn tình trạng bao bì là chế phẩm vi sinh, nhưng thực chất bên trong vẫn có thành phần thuốc thú y thủy sản. Ông Hoàng Anh đề xuất: “Tổng cục Thủy sản cần có quy định rạch ròi giữa thuốc thú y với men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học nhằm tránh tình trạng gian lận, bảo vệ người nuôi tôm”.

    ThS Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cũng thừa nhận, tình hình sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học phục vụ nuôi thủy sản trước khi có Luật Thủy sản năm 2017 là rất bát nháo và rất khó cho công tác quản lý. Theo đó, trước đây, doanh nghiệp chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, sau đó lấy mẫu sản phẩm đi kiểm tra đạt thì đăng ký lưu hành. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng chế phẩm sinh học trước đây đều đăng ký kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh, nên địa phương không thể quản lý hết. Cũng có một số cơ sở đăng ký hoạt động tại tỉnh nhưng khi kiểm tra thì không có sản xuất gì hết mà chủ yếu là đóng gói.

    Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh khu vực ĐBSCL, để tăng cường công tác quản lý cũng như sự giám sát từ cộng đồng, Tổng cục Thủy sản cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia công bố trên mạng để nguời dân theo dõi biết sản phẩm nào có đăng ký, cơ sở nào đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh… Đồng thời, Tổng cục cũng nên “khai tử” danh mục sản phẩm cũ, công bố danh mục mới giống hàng năm như bên Cục Thú y đã và đang thực hiện.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline