Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

logo
EN

Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp
Ngày đăng: 13/07/2020 14780 Lượt xem

    Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.

    Người dân thay đổi lựa chọn

    Có dịp theo chân đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Sóc Trăng, điều ghi nhận đầu tiên của chúng tôi là có rất ít sản phẩm thuốc thú y thủy sản hiện diện tại các đại lý, cửa hàng kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm. Nguyên nhân được các chủ đại lý, cửa hàng cho biết là do rất khó tiêu thụ vì hiện hầu hết người nuôi tôm đều không còn sử dụng thuốc thú y thủy sản để phòng trị bệnh cho tôm, mà chuyển sang sử dụng các chế phẩm vi sinh là chủ yếu.

    Ảnh minh họa

    Ông Đào Văn Bảy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, cho biết: “Chi cục chúng tôi chỉ quản lý thuốc thú y, còn các chế phẩm vi sinh và chất cải tạo môi trường do Chi cục Thủy sản phụ trách. Qua kiểm tra cho thấy, hiện chỉ còn một vài sản phẩm thuốc thú y thủy sản đang lưu hành, nhưng số lượng người sử dụng cũng rất ít vì hiệu quả không cao, dễ tồn dư trong tôm lúc thu hoạch làm giảm giá bán”.

    Việc từ bỏ thuốc thú y thủy sản để chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học là một tín hiệu vui đối với ngành tôm Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung, vì nó đồng nghĩa với khả năng dư lượng kháng sinh hay hóa chất cấm trong tôm nuôi sẽ rất thấp, giúp tăng khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cũng từ đây, thị trường chế phẩm sinh học và chất cải tạo môi trường cũng trở nên bát nháo hơn với đủ loại sản phẩm gắn mác sinh học, vi sinh được lưu hành trên thị trường, khiến cho việc quản lý, kiểm tra chất lượng, giá cả trở nên khó khăn hơn.

    Bất cập quản lý chất lượng

    Theo ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, giá các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm từ nhà sản xuất đến tay người nuôi có loại tăng đến 50%, còn trung bình thì cũng 30 - 40%. Tuy nhiên, vấn đề mà ông Huy cũng như người nuôi tôm quan tâm chính là chất lượng của các chế phẩm này chưa được quản lý tốt, nhất là một số chế phẩm được nhập khẩu về sau đó san chiết, đóng gói bao bì mới.

    Cùng chia sẻ mối quan tâm về sự nhập nhằng giữa thuốc thú y với chế phẩm sinh học, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho rằng, vẫn còn tình trạng bao bì là chế phẩm vi sinh, nhưng thực chất bên trong vẫn có thành phần thuốc thú y thủy sản. Ông Hoàng Anh đề xuất: “Tổng cục Thủy sản cần có quy định rạch ròi giữa thuốc thú y với men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học nhằm tránh tình trạng gian lận, bảo vệ người nuôi tôm”.

    ThS Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cũng thừa nhận, tình hình sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học phục vụ nuôi thủy sản trước khi có Luật Thủy sản năm 2017 là rất bát nháo và rất khó cho công tác quản lý. Theo đó, trước đây, doanh nghiệp chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, sau đó lấy mẫu sản phẩm đi kiểm tra đạt thì đăng ký lưu hành. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng chế phẩm sinh học trước đây đều đăng ký kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh, nên địa phương không thể quản lý hết. Cũng có một số cơ sở đăng ký hoạt động tại tỉnh nhưng khi kiểm tra thì không có sản xuất gì hết mà chủ yếu là đóng gói.

    Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh khu vực ĐBSCL, để tăng cường công tác quản lý cũng như sự giám sát từ cộng đồng, Tổng cục Thủy sản cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia công bố trên mạng để nguời dân theo dõi biết sản phẩm nào có đăng ký, cơ sở nào đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh… Đồng thời, Tổng cục cũng nên “khai tử” danh mục sản phẩm cũ, công bố danh mục mới giống hàng năm như bên Cục Thú y đã và đang thực hiện.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Tác dụng của chất chiết lá lựu đối với bệnh gan thận mủ

    Chất chiết lá lựu cho kết quả đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.
    21/07/2020
    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

    Không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, Hiệp định EVFTA còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam...
    21/07/2020
    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi để chăn nuôi sạch

    Nuôi ruồi lính đen vừa là mô hình làm sạch môi trường chăn nuôi, vừa là mô hình chăn nuôi kinh tế được nhiều địa phương ở các tỉnh triển khai, nhưng ở Đăk Hà, gia đình tôi triển khai đầu tiên. Sắp tới, tôi cũng có hướng nhân rộng thêm. Bây giờ thì không ai nói ông Ấn “điên, khùng” nữa rồi. Nếu ai muốn học hoặc làm, tôi sẵn sàng giúp đỡ” - ông Ấn cười vui vẻ.
    20/07/2020
    Nam Định: Ao cá

    Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm

    Trang trại nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ". Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.
    16/07/2020
    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Nguồn khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản

    Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị chi phối bởi thành phần thức ăn và sự cân bằng của các vi chất dinh dưỡng bổ sung, nguồn cung các loại axit amin (AA), axit béo, vitamin, chất khoáng - những yếu tố tác động lên hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe vật nuôi và chất lượng của sản phẩm cuối cùng khi tới tay khách hàng.
    15/07/2020
    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Toàn cảnh thị trường thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

    Đối diện với nhiều khó khăn, ngành thủy sản nửa đầu năm 2020 có nhiều biến động.
    15/07/2020
    Điều ít biết về da cá hồi

    Điều ít biết về da cá hồi

    Da cá hồi an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của cá hồi khiến da của chúng không được đảm bảo.
    14/07/2020
    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Bến Tre: Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần phục hồi

    Tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2020 đang dần phục hồi do dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn đã được khống chế hoàn toàn.
    13/07/2020
    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

    Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil, nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả và tiết kiệm chi phí nuôi.
    13/07/2020
    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Thừa Thiên - Huế: Xuất hiện tảo độc gây hại nuôi trồng thủy sản

    Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, vừa phát hiện một loài tảo độc ở đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) sau khi quan trắc, phân tích mẫu nước.
    09/07/2020
    Những “ông đỡ sản ngư”

    Những “ông đỡ sản ngư”

    Vốn là những kỹ sư thủy sản, nhưng mỗi lần cá sinh sản, họ trở thành lão ngư thứ thiệt, sẵn sàng ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ để chọn cá bố mẹ, rồi thức trắng đêm canh cá đẻ. Vì thế, họ còn được nhiều người gọi là “ông đỡ” cho “sản ngư”.
    09/07/2020
    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi.
    08/07/2020
    Zalo
    Hotline