Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”

logo
EN

Giá thịt heo khó về “trạng thái bình thường”
Ngày đăng: 17/07/2020 7210 Lượt xem

    Nhập khẩu heo sống chỉ đủ “gãi ngứa” thị trường

    Loạt chính sách khuyến khích từ nhập khẩu thịt đông lạnh đến nhập khẩu heo sống, song giá heo hơi cuối tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại. Sau khi bất ngờ tăng lên mốc 90.000 đồng/kg cách đây 1 tuần, nguyên tuần qua, giá heo hơi trên 3 miền chững lại, dao động từ 82.000 - 90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ngày cuối tuần qua, tại một số địa phương bất ngờ tăng 2 - 5 giá, một số nơi khác tăng nhẹ từ 1 - 2 giá, tập trung phần lớn tại các tỉnh miền Nam và miền Trung - Tây nguyên. Ngày hôm qua (13.7), giá heo hơi tại thị trường phía nam dao động từ 84.000 - 92.000 đồng/kg. Các địa phương có giá heo hơi “leo” trên mốc 90.000 đồng/kg có Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước... Tại miền Trung và Tây nguyên, heo hơi dao động từ 82.000 - 93.000 đồng/kg, miền Bắc vẫn duy trì mức giá trung bình khá cao, từ 88.000 - 92.000 đồng/kg.
    Nhiều dự báo cho thấy Trung Quốc sẽ không tăng mua vào nữa do lượng thịt dự trữ của quốc gia này đang tăng. Một số nhà nhập khẩu thịt đông lạnh trong nước dự báo, giá thịt heo có thể sẽ quay trở lại nhịp bình thường trước dịch trong thời gian tới. Do trong đại dịch Covid-19, nhiều nhà máy giết mổ lớn của Mỹ, Canada, châu Âu phải ngưng hoạt động, đóng cửa, khiến giá thành thịt heo đội lên tầm 10.000 - 20.000 đồng/kg đối với một số sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ cao.

    Thông tin từ Cục Thú y - Bộ NN-PTNT, đến nay, đã có khoảng 9.000 con heo sống được 7 doanh nghiệp trong nước nhập khẩu chính thức từ Thái Lan về Việt Nam, trong đó heo nhập đưa về thị trường miền Nam chưa tới 3.000 con.

    Tại hai chợ đầu mối TP.HCM, lượng heo hơi về chợ ngày chủ nhật (12.7) có hơn 5.000 con, trong đó có 600 con heo nhập từ Thái; ngày hôm qua (13.7), cả hai chợ có hơn 4.800 con, nhưng không có con heo từ Thái nào, theo phản ánh của các thương lái và tiểu thương kinh doanh tại chợ Hóc Môn (TP.HCM). Bà Trang - thương lái ở Đồng Nai cho biết heo Thái nhập lậu với số lượng ít vẫn về lai rai lâu nay, nhưng chẳng đáng là bao so với nhu cầu thị trường. “Hôm nào cao nhất có khoảng 700 con trên 5.000 con tại 2 chợ đầu mối, có hôm không có con nào. Nên nói thị trường thịt heo trông chờ vào heo nhập chính thức từ Thái thì... khó”, bà Trang nhận xét.
    Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu heo sống từ Thái cho biết đến nay, công ty đã nhập khẩu về được 2.800 con heo thịt. Vấn đề là giá heo hơi từ Thái Lan tăng vọt, cộng thêm chi phí kiểm dịch, chờ kết quả kiểm dịch, nuôi cách ly trước khi giết mổ... đã đội lên khá cao khiến chính các nhà nhập khẩu heo sống từ Thái không còn mặn mà nữa.
    “Trước khi xuất chuồng từ Thái Lan, cơ quan thú y bên đó đã lấy mẫu máu kiểm dịch, cấp giấy phép đầy đủ mới được xuất đi Việt Nam. Heo được chở từ Thái về qua Lào bằng xe chuyên dụng. Về đến cửa khẩu Việt - Lào lại phải lấy mẫu kiểm dịch và chờ có kết quả sau 5 ngày, chờ tiếp cơ quan thú y vùng kiểm tra kết quả mới cho xuất chuồng. Quá nhiều thời gian khiến lãi chẳng còn bao nhiêu, giá thành về đã hơn 82.000 đồng/kg, xuất chuồng giá 84.000 đồng/kg đã bị chê cao”, một nhà nhập khẩu heo khu vực miền Trung cho hay.

    Chưa có vắc xin phòng dịch, khó cân bằng cung - cầu

    Theo dự báo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vào tuần trước, đến quý 4 năm nay, thị trường thịt heo sẽ trở về trạng thái bình thường, cung cầu gặp nhau như trước thời điểm dịch tả heo châu Phi bùng nổ. Khẳng định của ông Cường dựa trên thông tin tái đàn tại các địa phương đang được báo cáo về, trong bối cảnh tái đàn theo phương pháp sinh học và không có dịch bệnh. Tuy nhiên, loạt thông tin ngay ngày cuối tuần vừa qua liên quan đến ngành chăn nuôi tại các địa phương cho thấy, đang xảy ra tái dịch tả heo châu Phi tại nhiều địa phương.
    Báo cáo hết 6 tháng đầu năm của Bộ NN-PTNT, cả nước có 228 xã chưa qua hết 30 ngày “thử thách” đã tái dịch tả heo châu Phi.
    TS Võ Văn Sự, chuyên gia chăn nuôi - Viện Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng khi chưa có vắc xin ngừa dịch tả heo châu Phi, mọi nỗ lực tái đàn, cho dù là bằng biện pháp sinh học, khả năng bảo đảm an toàn hoàn toàn là rất “mong manh”.
    Ông Sự nói: “Vi rút dịch bệnh luôn luôn sống lơ lửng đâu đó trong không khí, có cơ hội là nó xâm nhập vào heo ngay. Như khi vắc xin phòng chống dịch Covid-19 chưa có, khả năng khống chế đại dịch này của thế giới là vô cùng khó khăn. Với dịch tả heo châu Phi cũng vậy, đến nay, chưa có vắc xin phòng chống, nên nguy cơ tái dịch luôn rình rập khắp nơi. Đó là chưa nói thời gian qua, chúng ta đã mở cửa cho nhập khẩu heo sống từ Thái về để bình ổn giá trong nước. Thực tế, nhập không được bao nhiêu, nhưng nguy cơ tăng tái dịch là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này tôi đã cảnh báo nhiều từ năm ngoái, khi heo nhập lậu từ Thái tràn vào Việt Nam”.
    Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Kim Đoán, thuộc Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cũng cho rằng: Chừng nào chưa có vắc xin phòng chống dịch, chừng đó khó nói chăn nuôi trong nước giúp ngành lấy lại phong độ như trước được. Tái đàn thành công mới là cốt lõi của vấn đề, không xuất hiện tình trạng heo đang nuôi “tự nhiên lăn ra chết hàng loạt” mới giải quyết được vấn đề cung - cầu của thị trường. Thế nên, đến hết năm nay khó nói chuyện heo giảm sâu được”.
    Nguồn Báo Thanh Niên
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline