Gia trại sản xuất trứng an toàn

logo
EN

Gia trại sản xuất trứng an toàn
Ngày đăng: 29/10/2020 6137 Lượt xem

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.

    An toàn từ chuồng trại…

    Trong chăn nuôi gia cầm, giống gà siêu trứng thường mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi do có nhiều ưu điểm, như: tỷ lệ đẻ trứng cao, chất lượng trứng tốt... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi người dân phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi và có nhiều kinh nghiệm bởi trong suốt quá trình nuôi từ chọn lựa con giống, đến chăm sóc. Vì vậy, ngay từ khi có ý tưởng phát triển kinh tế từ mô hình này, từ năm 2015, anh Tú đã nghiên cứu về quy trình kỹ thuật, tham quan các trang trại gà siêu trứng để rút kinh nghiệm; bên cạnh đó, chú trọng phát triển sản phẩm sạch, an toàn đến với người tiêu dùng.

    Trong khuôn viên diện tích 2.800m2 (bao gồm đất ở) anh Tú dành ra 1.000m2 đất để xây dựng 5 chuồng nuôi gà, trong đó 2 chuồng lớn, mỗi chuồng nuôi 300 con, có lắp dàn quạt làm mát, hệ thống điện chiếu sáng liên tục; 3 chuồng nhỏ để nuôi đàn gà kế tiếp.

    Chuồng nuôi được thiết kế, xây dựng ở vị trí thích hợp, không gian thông thoáng, tường được che kín bằng tấm nhựa sáng thông minh để lấy ánh sáng tự nhiên, nền gạch láng xi măng thuận lợi cho dọn vệ sinh, xịt nước chuồng trại không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây ô nhiễm môi trường, vừa đảm bảo độ an toàn cao, chống được trộm cắp đột nhập gây thiệt hại. Trước khi vào bên trong chuồng trại phải mặc quần áo bảo hộ và được phun khử khuẩn tiệt trùng.

    Hàng ngày, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn - uống nước được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng quạt làm mát, có camera giám sát, hệ thống điện sản xuất, nguồn nước sạch… đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Định kỳ 2 lần/tháng sử dụng vôi bột và phun thuốc khử trùng tiêu độc để giữ đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh.

    … đến chăn nuôi

    Nhằm chủ động phòng tránh dịch bệnh gây thiệt hại đối với tổng đàn cũng như về kinh tế, từ khi gà con được 2 - 3 ngày tuổi sẽ cho uống vaccine, 5 - 6 ngày tuổi nhỏ (bơm) thuốc vào mắt - mũi, từ 8 - 9 ngày tuổi nhỏ vào miệng, 11 - 12 ngày tuổi tiêm vào cánh, 16 ngày tuổi nhỏ vào mắt, 21 ngày tuổi (lần 2) nhỏ vào miệng, 28 ngày tuổi tiêm bắp, 42 ngày tuổi tiêm da cổ, 55 - 60 ngày tuổi tiêm, nhỏ vào miệng, 90 ngày tuổi tiêm vaccine, tuy nhiên cần sử dụng đúng loại, đúng liều thuốc và căn cứ vào số lượng con mỗi loại như thú y đã chỉ dẫn.

    Để có thêm kiến thức cơ bản, nhất là hiểu biết về khoa học - công nghệ mới trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, anh dành thời gian đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng thông tin, thị trường, học hỏi người có nhiều kinh nghiệm, cách làm mang lại hiệu quả rồi mới quyết định đầu tư vốn.

    Ngoài các thành viên gia đình, anh còn thuê 2 lao động thường xuyên người địa phương để hỗ trợ sản xuất và thanh toán tiền công 6 triệu đồng/người/tháng. Từ khi thả nuôi, đến lúc đàn gà lớn đều khỏe mạnh cho tới lúc sinh sản tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Thức ăn chính là cám công nghiệp mua của công ty thức ăn chăn nuôi gia cầm có uy tín, không cho gà ăn bất cứ loại thức ăn nào khác để tránh rủi ro.

    Chế độ cho gà ăn tính theo ngày tuổi, gà từ 1 ngày tuổi - 4 tháng tuổi cho ăn khoảng 6 kg/con; gà lớn, gà đẻ ăn từ 1 - 1,1 g/ngày. Gà con từ lúc nuôi đến khi được 4 tháng thì bắt đầu đẻ những quả trứng đầu tiên, 5 tháng thì đẻ nhiều hơn và gia tăng số lượng đến khi đạt trên 80% tổng đàn.

    Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống chăm sóc hợp lý cho đàn gà để mỗi con đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg/con (nếu nặng hoặc nhẹ hơn trọng lượng bình quân sẽ làm giảm sản lượng trứng). Mỗi năm 1 con gà đẻ được từ 220 - 250 quả trứng và khai thác trứng chỉ trong vòng 12 tháng. Hàng ngày số lượng trứng bán cho khách hàng theo hợp đồng từ 4.000 - 4.800 quả với giá trung bình từ 2.000 - 2.300 đồng/quả. Khi gà thôi đẻ thì bán cho thương lái ở chợ gia cầm Hà Vỹ - Hà Nội. Chất thải chăn nuôi được xử lý thu gom bán cho người có nhu cầu để trồng cây.

    Hiện đàn gà lông màu trắng của anh lên tới 6.000 - 7.000 con. Hàng ngày xuất bán ra thị trường với số lượng từ 4.000 - 4.800 quả trứng. Anh Tú chia sẻ: “Có được cơ sở vật chất như bây giờ (với số tiền đầu tư trên 3 tỷ đồng) là đòi hỏi sự nỗ lực lớn của gia đình, quyết tâm vượt mọi trở ngại mới có mức lãi gần 1,3 tỷ đồng/năm. Ban đầu chỉ với 30% tổng số vốn tự có (900 triệu đồng), nhưng với ý chí vươn lên làm giàu lại vừa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nên tôi mạnh dạn vay tiền ngân hàng 70% (2,1 tỷ đồng) để đầu tư và trả lãi đầy đủ đúng kỳ hạn”.

    Nhờ áp dụng tốt quy trình chăm sóc, sản phẩm trứng sạch của gia đình anh được nhiều cửa hàng địa phương đặt mua. Nói về định hướng phát triển, anh Tú bày tỏ mong muốn sẽ sớm mở rộng quy mô chăn nuôi và liên kết bao tiêu với doanh nghiệp để ổn định đầu ra của sản phẩm. Có như vậy mới tránh được tình trạng phụ thuộc thị trường, giá cả bấp bênh như hiện nay.

     >> Trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được quan tâm như hiện nay, việc phát triển chăn nuôi sạch đang có rất nhiều triển vọng và mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân

    Theo Anh Vũ - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Tôm thẻ: Cho ăn tiết kiệm mà năng suất!

    Chia nhỏ số lần cho ăn ra cộng với việc điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý sẽ cải thiện chất lượng tôm thẻ nuôi thương phẩm.
    17/07/2020
    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Tôm nhiễm gregarine mùa nắng nóng

    Gregarine là nguyên sinh động vật (protozoa) ký sinh trong ống tiêu hoá của hầu hết các loại tôm. Chúng xuất hiện ở giai đoạn từ 40-50 ngày sau khi thả giống và xuất hiện với tỷ lệ cao hơn đối với ao nuôi có mật độ cao, lượng hữu cơ trong ao quá nhiều và thời tiết nắng nóng kéo dài.
    14/07/2020
     COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    COVID-19: Góc nhìn về hai thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam

    Gần đây, bức tranh thời hậu COVID-19 đang được Chính phủ, nhiều chuyên gia quan tâm, trong đó có việc tổ chức nhiều hội thảo nhằm đánh giá tác động của đại dịch này tới các hoạt động kinh tế.
    14/07/2020
    Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất

    Dầu kinh giới Oregano: Kiểm soát gregarine trong nuôi tôm ao đất

    Gregarine, ký sinh trùng đường ruột có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào suốt chu kỳ nuôi tôm. Gregarine làm tôm kém ăn, lớn chậm và FCR cao và nhiễm khuẩn thứ cấp như Vibrio spp.
    13/07/2020
    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Đưa chế phẩm sinh học vào nề nếp

    Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.
    13/07/2020
    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Những khoáng chất nào cần cho tôm?

    Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản, vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi.
    10/07/2020
    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Thảo mộc nào tốt nhất ức chế vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá?

    Các nhà khoa học Bangladesh lần đầu tiên tìm ra chiết xuất tốt nhất của loài thảo mộc có thể ức chế vi khuẩn E. faecalis. Vi khuẩn đã được báo cáo là tác nhân gây chết hàng loạt một số loài cá ở các quốc gia khác nhau.
    08/07/2020
    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

    Dự báo, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại. Trong khi đó, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây.
    07/07/2020
    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi vị khó chịu trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn

    Kiểm soát mùi và vị khó chịu tích tụ trong thịt cá khi nuôi tuần hoàn, giúp tăng chất lượng thịt cá.
    02/07/2020

    01/07/2020
    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    Khả năng kháng virus WSSV của tôm càng xanh là do đâu?

    WSSV là vi-rút có khả năng gây chết rất nghiêm trọng ở những loài tôm biển nhất là tôm thẻ, là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại chính cho nghề nuôi tôm.
    01/07/2020
    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

    Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.
    01/07/2020
    Zalo
    Hotline