Gia trại sản xuất trứng an toàn

logo
EN

Gia trại sản xuất trứng an toàn
Ngày đăng: 29/10/2020 6120 Lượt xem

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, gia đình anh Hoàng Anh Tú ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà siêu trứng theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.

    An toàn từ chuồng trại…

    Trong chăn nuôi gia cầm, giống gà siêu trứng thường mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi do có nhiều ưu điểm, như: tỷ lệ đẻ trứng cao, chất lượng trứng tốt... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi người dân phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi và có nhiều kinh nghiệm bởi trong suốt quá trình nuôi từ chọn lựa con giống, đến chăm sóc. Vì vậy, ngay từ khi có ý tưởng phát triển kinh tế từ mô hình này, từ năm 2015, anh Tú đã nghiên cứu về quy trình kỹ thuật, tham quan các trang trại gà siêu trứng để rút kinh nghiệm; bên cạnh đó, chú trọng phát triển sản phẩm sạch, an toàn đến với người tiêu dùng.

    Trong khuôn viên diện tích 2.800m2 (bao gồm đất ở) anh Tú dành ra 1.000m2 đất để xây dựng 5 chuồng nuôi gà, trong đó 2 chuồng lớn, mỗi chuồng nuôi 300 con, có lắp dàn quạt làm mát, hệ thống điện chiếu sáng liên tục; 3 chuồng nhỏ để nuôi đàn gà kế tiếp.

    Chuồng nuôi được thiết kế, xây dựng ở vị trí thích hợp, không gian thông thoáng, tường được che kín bằng tấm nhựa sáng thông minh để lấy ánh sáng tự nhiên, nền gạch láng xi măng thuận lợi cho dọn vệ sinh, xịt nước chuồng trại không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây ô nhiễm môi trường, vừa đảm bảo độ an toàn cao, chống được trộm cắp đột nhập gây thiệt hại. Trước khi vào bên trong chuồng trại phải mặc quần áo bảo hộ và được phun khử khuẩn tiệt trùng.

    Hàng ngày, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn - uống nước được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng quạt làm mát, có camera giám sát, hệ thống điện sản xuất, nguồn nước sạch… đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Định kỳ 2 lần/tháng sử dụng vôi bột và phun thuốc khử trùng tiêu độc để giữ đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh.

    … đến chăn nuôi

    Nhằm chủ động phòng tránh dịch bệnh gây thiệt hại đối với tổng đàn cũng như về kinh tế, từ khi gà con được 2 - 3 ngày tuổi sẽ cho uống vaccine, 5 - 6 ngày tuổi nhỏ (bơm) thuốc vào mắt - mũi, từ 8 - 9 ngày tuổi nhỏ vào miệng, 11 - 12 ngày tuổi tiêm vào cánh, 16 ngày tuổi nhỏ vào mắt, 21 ngày tuổi (lần 2) nhỏ vào miệng, 28 ngày tuổi tiêm bắp, 42 ngày tuổi tiêm da cổ, 55 - 60 ngày tuổi tiêm, nhỏ vào miệng, 90 ngày tuổi tiêm vaccine, tuy nhiên cần sử dụng đúng loại, đúng liều thuốc và căn cứ vào số lượng con mỗi loại như thú y đã chỉ dẫn.

    Để có thêm kiến thức cơ bản, nhất là hiểu biết về khoa học - công nghệ mới trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, anh dành thời gian đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng thông tin, thị trường, học hỏi người có nhiều kinh nghiệm, cách làm mang lại hiệu quả rồi mới quyết định đầu tư vốn.

    Ngoài các thành viên gia đình, anh còn thuê 2 lao động thường xuyên người địa phương để hỗ trợ sản xuất và thanh toán tiền công 6 triệu đồng/người/tháng. Từ khi thả nuôi, đến lúc đàn gà lớn đều khỏe mạnh cho tới lúc sinh sản tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Thức ăn chính là cám công nghiệp mua của công ty thức ăn chăn nuôi gia cầm có uy tín, không cho gà ăn bất cứ loại thức ăn nào khác để tránh rủi ro.

    Chế độ cho gà ăn tính theo ngày tuổi, gà từ 1 ngày tuổi - 4 tháng tuổi cho ăn khoảng 6 kg/con; gà lớn, gà đẻ ăn từ 1 - 1,1 g/ngày. Gà con từ lúc nuôi đến khi được 4 tháng thì bắt đầu đẻ những quả trứng đầu tiên, 5 tháng thì đẻ nhiều hơn và gia tăng số lượng đến khi đạt trên 80% tổng đàn.

    Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống chăm sóc hợp lý cho đàn gà để mỗi con đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg/con (nếu nặng hoặc nhẹ hơn trọng lượng bình quân sẽ làm giảm sản lượng trứng). Mỗi năm 1 con gà đẻ được từ 220 - 250 quả trứng và khai thác trứng chỉ trong vòng 12 tháng. Hàng ngày số lượng trứng bán cho khách hàng theo hợp đồng từ 4.000 - 4.800 quả với giá trung bình từ 2.000 - 2.300 đồng/quả. Khi gà thôi đẻ thì bán cho thương lái ở chợ gia cầm Hà Vỹ - Hà Nội. Chất thải chăn nuôi được xử lý thu gom bán cho người có nhu cầu để trồng cây.

    Hiện đàn gà lông màu trắng của anh lên tới 6.000 - 7.000 con. Hàng ngày xuất bán ra thị trường với số lượng từ 4.000 - 4.800 quả trứng. Anh Tú chia sẻ: “Có được cơ sở vật chất như bây giờ (với số tiền đầu tư trên 3 tỷ đồng) là đòi hỏi sự nỗ lực lớn của gia đình, quyết tâm vượt mọi trở ngại mới có mức lãi gần 1,3 tỷ đồng/năm. Ban đầu chỉ với 30% tổng số vốn tự có (900 triệu đồng), nhưng với ý chí vươn lên làm giàu lại vừa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nên tôi mạnh dạn vay tiền ngân hàng 70% (2,1 tỷ đồng) để đầu tư và trả lãi đầy đủ đúng kỳ hạn”.

    Nhờ áp dụng tốt quy trình chăm sóc, sản phẩm trứng sạch của gia đình anh được nhiều cửa hàng địa phương đặt mua. Nói về định hướng phát triển, anh Tú bày tỏ mong muốn sẽ sớm mở rộng quy mô chăn nuôi và liên kết bao tiêu với doanh nghiệp để ổn định đầu ra của sản phẩm. Có như vậy mới tránh được tình trạng phụ thuộc thị trường, giá cả bấp bênh như hiện nay.

     >> Trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được quan tâm như hiện nay, việc phát triển chăn nuôi sạch đang có rất nhiều triển vọng và mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân

    Theo Anh Vũ - Nguồn Nguoichannuoi.vn

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline