Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt

logo
EN

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt
Ngày đăng: 21/07/2020 10062 Lượt xem

    Không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, Hiệp định EVFTA còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam...

     

    Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1-8: Cơ hội cho nông sản Việt - Ảnh 1.

     

    Tôm và các sản phẩm từ tôm sẽ có nhiều cơ hội tăng xuất khẩu sang thị trường EU sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1-8 - Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

    Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với chúng tôi về sự kiện EVFTA được ký kết trước đó và có hiệu lực từ ngày 1-8. 

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, EVFTA không phải là "đôi đũa thần" giấy cho xuất khẩu VN sang thị trường EU tăng ngay lập tức mà đòi hỏi các DN phải nỗ lực, thậm chí là nỗ lực rất nhiều để tận dụng các cơ hội do EVFTA đem lại.

    Nông sản Việt rộng cửa vào EU

    Hơn 20 năm xuất khẩu hàng hóa vào EU, ông Phan Minh Thông - tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh - cho biết việc EVFTA được ký kết và sắp có hiệu lực là sự kiện rất quan trọng, cơ hội lớn cho xuất khẩu của VN sang EU, trong đó các mặt hàng nông sản hưởng lợi lớn bởi các nước châu Âu rất thích nông sản VN. 

    "Nhưng với những yêu cầu của hiệp định này, các DN VN không còn cách nào khác là phải tự nâng cao năng lực để cạnh tranh với một thị trường có yêu cầu cao nhất. Và đó là điều tốt" - ông Thông nói.

    Theo ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), số liệu phân tích và dự báo của VASEP cho thấy sau khi EVFTA được thực thi, xuất khẩu thủy sản của VN sang EU có thể tăng 20%. 

    Hơn 200 dòng thuế với thủy sản sẽ về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1-8, là một yếu tố thuận lợi cho thủy sản VN so với các đối thủ xuất khẩu của VN như Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador... Khi thuế giảm, các nhà nhập khẩu từ châu Âu sẽ cân nhắc lựa chọn hàng hóa từ VN nhiều hơn.

    Một số mặt hàng được dự báo có sự tăng trưởng nhanh vào EU sau khi EVFTA có hiệu lực là tôm và các sản phẩm từ tôm, có thể đạt kim ngạch 1 tỉ USD trong năm tới, so với con số khoảng 700 triệu USD/năm hiện nay. 

    "Các mặt hàng tôm nguyên con, bóc vỏ... chiếm tới 60% tỉ trọng tôm vào châu Âu, có thuế suất 0% ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, sẽ là những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu rất lớn của VN thời gian tới" - ông Hòe nhận định, đồng thời bày tỏ hi vọng EVFTA sẽ là cú hích thúc đẩy cá tra trở lại EU mạnh mẽ hơn.

    Trong khi đó, ông Đỗ Hà Nam - tổng giám đốc Công ty CP Intimex - cho biết do mức thuế suất trước đây rất cao, từ 65 - 211 EUR/tấn tùy loại, mặt hàng gạo VN hầu như không có cơ hội thâm nhập thị trường EU. 

    "Tuy nhiên, với hạn ngạch 80.000 tấn gạo xay xát và gạo thơm nhập khẩu từ VN mỗi năm sẽ có mức thuế 0% sau ngày 1-8, hoạt động xuất khẩu gạo VN đang đón nhận thông tin khá tích cực, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu đầu ra" - ông Nam nói.

    Nhưng không phải "đôi đũa thần kỳ"

    Nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất sang thị trường EU, ông Trương Đình Hòe cho biết thời gian qua các DN VN đã nỗ lực cải thiện và dần đáp ứng yêu cầu. Có thể nói, đến nay các DN xuất khẩu thủy sản đều áp dụng khá tốt những quy định mới của EU trong EVFTA như chất lượng, kiểm soát kháng sinh, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, sử dụng lao động... 

    Tuy nhiên, theo ông Hòe, các DN Việt cần trao đổi nhiều hơn với khách hàng để cập nhật thông tin về mức thuế và các yêu cầu khác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua cuối cùng.

    Ông Phan Minh Thông cũng cho rằng dù đem lại nhiều cơ hội nhưng EVFTA không phải là "đôi đũa thần", đừng kỳ vọng xuất khẩu VN sẽ tăng lên đột biến ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, mà đòi hỏi các DN phải nỗ lực, thậm chí là nỗ lực rất nhiều mới tận dụng được cơ hội. 

    "Làm với khách hàng EU không hề dễ, nhất là về thủ tục hồ sơ, giấy tờ. Với các đơn hàng đầu tiên, DN phải mất 3-4 tháng để hoàn thiện hồ sơ là chuyện bình thường. Nhưng phải làm, không phải để xuất khẩu được hàng mà còn để nâng cao năng lực của mình lên, để hiểu về văn hóa của khách hàng, để thuận lợi hơn cho sau này" - ông Thông chia sẻ.

    Đặc biệt, việc đáp ứng các vấn đề an toàn thực phẩm theo yêu cầu của EU là vấn đề hàng đầu, thời gian chuẩn bị hàng thậm chí ít hơn thời gian thực hiện các thủ tục giấy tờ, hồ sơ theo quy định. "Nhiều DN Việt quen với kiểu cứ thấy hồ sơ chứng từ, quy định là tìm cách xin xỏ hay lách cửa nọ cửa kia... Nhưng làm ăn với EU là phải đáp ứng các thủ tục hồ sơ, có tốn nhiều thời gian cũng phải làm..." - giám đốc một DN nói.

    Tại hội nghị về EVFTA vào đầu tháng 7-2020, ông Nguyễn Xuân Cường - bộ trưởng Bộ NN&PTNT - cho rằng để tận dụng hiệu quả các lợi ích từ EVFTA, VN phải tạo được nguồn hàng chất lượng cao, đáp ứng tiêu chí xuất xứ, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất các mặt hàng mà VN có khả năng cạnh tranh nhưng thị phần ở thị trường đối tác EVFTA còn nhỏ. 

    "Đặc biệt, việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường cần phải được quan tâm, chú trọng hơn nữa" - ông Cường nhấn mạnh.

    Cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu

    Hình ảnh minh họa từ "Cục hàng hải Việt Nam"

    Theo Bộ Công thương, EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của VN. Tuy nhiên, VN chỉ mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của EU, nên cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn rất nhiều dư địa. Chẳng hạn, sau khi EVFTA có hiệu lực, nông - lâm - thủy sản xuất khẩu của VN sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỉ USD.

    Với 99% dòng thuế nhập khẩu giữa VN và EU sẽ được xóa bỏ trong vòng 7 - 10 năm, EVFTA không chỉ đem lại cơ hội tăng trưởng xuất khẩu mà còn là đòn bẩy cho ngành nông nghiệp VN đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đưa nông - lâm - thủy sản VN tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Nguồn  Báo Tuổi Trẻ 

    Chia sẻ:
    Tin liên quan

    13/05/2020
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline