Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ

logo
EN

Khắc phục ao nuôi thủy sản sau mưa, lũ
Ngày đăng: 05/11/2020 7917 Lượt xem

    Mưa, lũ sẽ khiến môi trường ao nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động. Thực hiện tốt các biện pháp khắc phục sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

    Đối với ao nuôi

    Tiến hành xả bớt nước trên tầng mặt để giảm lượng nước mưa trong ao; đồng thời chạy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh.

    Khi mưa lớn kéo dài, nước ao nuôi bị đục, pH bị giảm đột ngột nên rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10 kg/100 m2), kết hợp bón vôi cho ao nuôi để ổn định pH nước và làm giảm độ đục của nước ao:

    + Đối với ao nuôi thủy sản nước ngọt: Lượng vôi bón 0,7 – 1 kg/100 m3 nước;

    + Đối với ao nuôi thủy sản nước mặn lợ: Lượng vôi bón 2 – 3 kg/100 m3 nước;

    Tăng cường quản lý ao nuôi, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường, để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Sau mỗi đợt mưa bão, cần tiến hành thu dọn kịp thời cành, lá cây trong ao.

    Đối với nuôi lồng bè

    Kiểm tra các yếu tố môi trường nơi đặt lồng, bè nuôi đảm bảo trong ngưỡng cho phép. Có thể thu hoạch nếu đạt cỡ thương phẩm. Trường hợp vị trí lồng, bè không phù hợp cần di chuyển đến nơi nước sạch và có độ mặn ổn định hoặc di chuyển cá vào ao nuôi có đầy đủ thiết bị sục, đảo khí.

    Kiểm tra, vệ sinh hệ thống dây neo, phao lồng, lưới để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất trở lại bình thường.

    Đối với các lồng đã thu hết sản phẩm hoặc bị lũ tàn phá trôi hết sản phẩm: Thực hiện tu sửa, gia cố lại lồng nuôi. Kiểm tra các yếu tố môi trường nơi đặt lồng, bè nuôi đảm bảo nằm trong ngưỡng cho phép. Thực hiện vệ sinh làm sạch khu vực nuôi, khử trùng nguồn nước mới tiến hành thả giống nuôi; thực hiện nuôi theo đúng quy trình và các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

    Đối với ao ngao bãi triều

    Khi nước thủy triều xuống, tiến hành kiểm tra, tu sửa đăng, chắn.

    Sau mưa bão, ngao thường tập trung vào các góc đăng, chắn. Cần tiến hành san đều ra toàn bãi.

    Kiểm soát sức khỏe thủy sản

    Thực hiện phun khử trùng bờ ao nuôi bằng hóa chất khử trùng. Bổ sung Vitamin C, chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

    Đối với các ao nuôi cá biển thường sử dụng thức ăn tươi sống, tuy nhiên, trong những ngày mưa và sau bão nên hạn chế thức ăn tươi sống. Chủ động phòng chống hiện tượng úng lụt, vệ sinh khu vực cho cá ăn.

    Hạn chế dịch bệnh thủy sản bằng cách cho vôi và muối vào túi vải treo ở 4 góc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn (mỗi loại một túi cho mỗi góc). Nuôi bè và đăng quầng sử dụng hàm lượng như sau: vôi 2 – 5 kg/túi, muối 10 – 20 kg/túi, độ sâu của túi vôi hoặc túi thuốc treo bằng 1/3 – 1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi. Nuôi ao sử dụng vôi 1 – 2 kg/túi, muối 10 kg/túi. Liều lượng trên có thể thay đổi trong phạm vi cho phép tùy theo quy mô, diện tích nuôi và thể tích nước. Định kỳ 10 – 15 ngày thực hiện một lần.

    Nếu phát hiện đàn cá nuôi có biểu hiện giảm ăn, trên da và mang có nhiều nhớt và có cá chết với số lượng ít thì thực hiện việc treo vôi và muối trong 3 ngày liên tục (trong mô hình nuôi ao thì mỗi ngày thay 10 – 15% thể tích nước ao). Đồng thời báo cáo kịp thời với cán bộ thú y ở khu vực hoặc mang mẫu cá bệnh đến phòng chuẩn đoán gần nhất.

    Đối với tôm nuôi, cần tranh thủ những giờ tạnh mưa cho tôm ăn thức ăn công nghiệp có chất lượng tốt, lượng thức ăn trong những ngày trời mưa nên giảm từ 20 – 25% so với hàng ngày. Theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi và kịp thời bổ sung các khoáng chất để ổn định môi trường, tránh hiện tượng tôm mềm vỏ. Tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

    2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline